Bà bầu bị sốt có nên truyền nước? Cách hạ sốt cho bà bầu

bà bầu bị sốt có nên truyền nước

Mục Lục

Bà bầu chính là đối tượng cần được chăm sóc kỹ để đảm bảo sức khỏe tốt nhất. Mẹ bầu khi mắc bệnh không thể tùy tiện sử dụng thuốc vì có thể làm ảnh hưởng thai nhi. Do đó khi bà bầu bị sốt có nên truyền nước không là thắc mắc nhiều người. Bài viết sau sẽ giúp bạn giải đáp ngay điều thắc mắc đó và tìm ra cách hạ sốt an toàn, hiệu quả cho bà bầu.

1. Bà bầu bị sốt có nên truyền nước?

Bà bầu bị sốt có nên truyền nước không điều này còn phụ thuộc vào thể trạng sức khỏe của từng mẹ bầu. Sau khi bác sĩ thăm khám và xét nghiệm sẽ đưa ra lời khuyên nên cho mẹ bầu truyền nước để hỗ trợ giảm sốt và cải thiện sức khỏe.

Về mặt y khoa nếu xét theo tác dụng thì việc truyền dịch có thể chia thành 4 loại sau:

bà bầu bị sốt có nên truyền nước

Bà bầu bị sốt có nên truyền nước không?

Loại 1: Là dịch truyền giúp cung cấp nước và các chất điện giải khi cơ thể mẹ bầu bị mất nước, điện giải. 

Loại 2: Là dung dịch Natri Bicarbonat – dung dịch giúp tái tạo cân bằng kiềm tan trong cơ thể được truyền khi mẹ bầu bị bệnh hoặc thừa kiềm.

Loại 3: Là loại dịch giúp cung cấp năng lượng và chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể. Dịch này thường được truyền khi người bệnh không thể ăn và tiêm vào đường tĩnh mạch. Đây là loại dịch truyền thường được làm dụng nhất giúp cung cấp các axit amin, vitamin và khoáng chất, chất béo cần thiết cho bệnh nhân.

Loại 4: Là loại dịch truyền được thay thế cho máu được dùng khi người bệnh bị mất máu.

Nếu như bà bầu không thuộc 1 trong 4 trường hợp trên thì tốt nhất không nên truyền nước. Việc truyền nước sai bệnh án, sai thời điểm và sai quy trình sẽ gây ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe của mẹ và bé.

Theo các bác sĩ cho biết, mẹ bầu có thể truyền nước và truyền đạm trong trường hợp quá mất sức và không thể ăn gì trong nhiều ngày. Tuy nhiên, việc mệt mỏi hay bị chóng mặt trong những tháng đầu thai kỳ là điều hết sức bình thường. Điều này xảy ra do thay đổi nội tiết tố và dinh dưỡng trong cơ thể, nó sẽ tự hết sau 3 tháng nên không thiết phải truyền nước.

Do đó với thắc mắc kèm theo là ốm nghén có nên truyền nước không thì câu trả lời là hoàn toàn không nên. Thay vào đó, trong khoảng thời gian này mẹ bầu nên nghỉ ngơi, ăn uống đầy đủ và bổ sung các loại vitamin. Đặc biệt mẹ bầu cần phải bổ sung sắt và acid folic trong giai đoạn này để tránh bị thiếu máu.

2. Những lưu ý quan trọng khi truyền nước và truyền dịch cho mẹ bầu

Với thắc mắc bà bầu bị sốt có nên truyền nước không chắc hẳn bạn đã có câu trả lời. Những trường hợp sau đây bà bầu có thể truyền nước như nghén nặng, mấy nước, mất sức, sụt cân, suy dinh dưỡng,… Khi truyền nước hay truyền đạm cho mẹ bầu cần lưu ý một số điều sau:

bà bầu bị sốt có nên truyền nước

Bà bầu chỉ nên truyền nước hay truyền đạm khi có chỉ định của bác sĩ

  • Bà bầu chỉ được truyền nước, truyền dịch đúng loại và đúng liều lượng theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.
  • Mẹ bầu tuyệt đối không nên tự ý truyền nước, truyền dịch tại nhà hoặc nhờ người khác truyền giúp.
  • Bà bầu nên tránh việc lạm dụng truyền nước quá thường xuyên vì có thể gây biến chứng làm ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và thai nhi.
  • Trong quá trình mẹ bầu truyền nước cần phải có sự theo dõi chặt chẽ của bác sĩ, nhân viên y tế để có thể xử lý kịp thời các trường hợp bất ngờ như sốc thuốc, tai biến,…
  • Việc truyền nước và truyền đạm cho mẹ bầu cần phải đảm bảo độ an toàn như vô trùng và tốc độ tiêm nhỏ giọt thích hợp.
  • Không nên dùng việc truyền nước, truyền dịch thay thế cho ăn uống.

3. Một số cách hạ sốt cho bà bầu tại nhà đảm bảo an toàn

Việc bà bầu bị sốt có nên truyền nước không còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Thay vào đó bạn có thể áp dụng một số cách hạ sốt hiệu quả cho bà bầu dưới đây:

3.1. Tắm hoặc lau người cho mẹ bầu bằng nước ấm

Dùng nước ấm để tắm hoặc lau người cũng có thể giúp hạ sốt cho mẹ bầu. Điều này có thể giải thích là do khi nước bốc hơi khỏi da thì cũng đem theo nhiệt độ ra bên ngoài. Từ đó, cơn sốt cũng có thể được thuyên giảm dần dần.

Một điều cần đặc biệt lưu ý khi bạn áp dụng biện pháp hạ sốt này cho bà bầu là không được tắm hoặc lau người bằng nước lạnh. Tiếp xúc với nước có nhiệt độ thấp có thể khiến cho thân nhiệt của mẹ tiếp tục tăng lên. Ngoài ram trong trường hợp này bạn cũng không nên thoa cồn lên da vì có thể gây hại cho mẹ và thai nhi.

3.2. Chườm khăn lên trán

bà bầu bị sốt có nên truyền nước

Chườm khăn lên trán giúp hạ sốt

Một cách hạ sốt hiệu quả khác cho mẹ bầu thường được các chuyên gia khuyến nghị là nhúng một chiếc khăn sạch vào nước ấm, vắt cho ráo nước rồi đặt lên trán. Nhiệt độ của chiếc khăn sẽ góp phần làm phân tán bớt nhiệt độ của cơ thể.

3.3. Uống nhiều nước

Sốt cao có thể khiến cho cơ thể của bà bầu bị mất nhiều nước. Do đó, bổ sung nước là một yếu tố quan trọng trong công cuộc hạ sốt cho mẹ bầu. Uống nhiều nước không chỉ giúp cân bằng mức chất lỏng bên trong cơ thể mà còn hỗ trợ hạ nhiệt từ bên trong.

Ngoài uống nước lọc, mẹ bầu còn có thể bổ sung nước bằng các biện pháp sau:

  • Ăn những món dạng lỏng ví dụ như cháo, súp hoặc canh. Những món ăn này không chỉ bổ sung nước mà còn mang đến không ít chất dinh dưỡng cho bạn.
  • Bổ sung các loại thức uống giàu vitamin C, chẳng hạn như nước cam hoặc chanh. Vitamin C giúp tăng cường sức đề kháng và giải quyết hiệu quả vấn đề bị nhiễm trùng. Từ đó, cơn sốt của mẹ bầu có thể nhanh chóng biến mất.
  • Đồ uống có chứa chất điện giải cũng là một giải pháp lý tưởng để bổ sung lại lượng ion bị mất đi do thiếu nước.

bà bầu bị sốt có nên truyền nước

Bà bầu nên uống nhiều nước khi bị sốt

3.4. Uống thuốc hạ sốt cho bà bầu

Việc bà bầu bị sốt có nên truyền nước cũng giống như có thể sử dụng thuốc không? Trước khi sử dụng bất kỳ loại thuốc nào bạn cũng cần phải hỏi kỹ bác sĩ để xem chúng có làm ảnh hưởng xấu đến mẹ và bé không. Một số loại thuốc hạ sốt dành cho bà bầu được sử dụng phổ biến hiện nay là:

  • Paracetamol: Các chuyên gia cho biết paracetamol chính là loại thuốc hạ sốt hiệu quả dành cho bà bầu. Tuy nhiên, mẹ cần phải lưu ý rằng không được sử dụng các loại thức uống có chứa caffein trong thời gian sử dụng thuốc hạ sốt này.
  • Ibuprofen và aspirin: Không giống với paracetamol, bác sĩ nghiêm cấm bà bầu sử dụng ibuprofen (thuộc nhóm thuốc kháng viêm không có chứa steroid NSAIDs) và aspirin dùng để hạ sốt. Hai loại thuốc này có nguy cơ làm ảnh hưởng đến sự phát triển toàn diện của thai nhi.

Bà bầu bị sốt có nên truyền nước không còn phụ thuộc vào việc bạn áp dụng các biện pháp hạ sốt tại nhà như thế nào. Khi bị sốt mẹ bầu nên mặc quần áo thoải mái và thoáng mát nằm thả lỏng trên giường. Nếu như bạn không thực sự chắc chắn nên sử dụng loại thuốc nào cho mẹ bầu thì nên hỏi bác sĩ để được tư vấn kỹ hơn. Trong trường hợp đã sử dụng thuốc và các biện pháp hạ sốt trên mà vẫn không thấy hiệu quả bạn nên đưa bà bầu đến bệnh viện ngay lập tức.

4. Các biện pháp phòng ngừa cảm cúm cho bà bầu

Bên cạnh thắc mắc bà bầu bị sốt có nên truyền nước không, bạn cũng nên tìm hiểu cách phòng ngừa cảm cúm. Trên thực tế việc điều trị cảm cúm cho bà bầu gặp khó khăn hơn so với người bình thường. Bởi vì khi sử dụng thuốc tây có thể gây ra tác dụng phụ đến thai nhi và một số tình trạng khác như: thai nhi bị dị dạng, nhiễm độc thai nghén, sảy thai,… nhất là trong giai đoạn 3 tháng đầu.

bà bầu bị sốt có nên truyền nước

Tiêm vacxin phòng ngừa cảm cúm cho bà bầu

Việc điều trị đã gặp khó khăn mà sức đề kháng của mẹ bầu trong giai đoạn này lại suy giảm cần mất nhiều thời gian để tự khỏi và còn tiềm ẩn nhiều biến chứng khác. Chính vì lẽ này việc phòng ngừa cảm cúm cho bà bầu là vô cùng quan trọng và cần thiết.

Cách tốt nhất để phòng ngừa cảm cúm là tiêm vacxin cho bà bầu giúp bảo vệ mẹ và bé, giúp đảm bảo an toàn cho suốt giai đoạn thai kỳ.

Virus gây ra cảm cúm có khả năng lây truyền qua không khí nên mẹ bầu nên hạn chế đến nơi đông người, không được tiếp xúc với người đang bị cảm cúm.

Ngoài ra, để tránh bị cảm cúm mẹ bầu nên thường xuyên rửa tay bằng xà phòng và nước ấm. Nên ăn uống đầy đủ và nghỉ ngơi hợp lý để nâng cao sức đề kháng. 

Trong trường hợp mẹ bầu bị cảm cúm thì tuyệt đối không được tự ý mua thuốc uống. Khi thấy có dấu hiệu bị cảm cúm phải lập tức đến bệnh viện để được bác sĩ thăm khám và kê đơn thuốc, thực hiện các biện pháp chăm sóc thai kỳ thích hợp.

Nếu mẹ đã phòng tránh nhưng vẫn mắc bệnh thì có thể áp dụng các biện hạ sốt ở trên như uống nhiều nước, chườm khăn ấm, uống nước chanh nóng,…

5. Kết

Bài viết trên cũng đã giúp bạn trả lời cho thắc mắc bà bầu bị sốt có nên truyền nước không? Hy vọng rằng với những chia sẻ này sẽ giúp bạn có được biện pháp chăm sóc và bảo vệ sức khỏe thai kỳ tốt hơn. Các mẹ nên nhớ rằng dù cơ thể có mệt mỏi vì ốm nghén, sốt, cảm cúm,… thì truyền nước chỉ là giải pháp giúp hỗ trợ chứ không phải cách tối ưu nhất để chữa bệnh hay tăng cường sức khỏe. Do đó, khi mẹ muốn truyền nước hay truyền dịch thì nên tham khảo ý kiến của bác sĩ.