Bầu ăn sả được không? Sả có công dụng gì đối với mẹ bầu?

bầu ăn sả được không

Mục Lục

Sả là nguyên liệu khá quen thuộc dùng để chế biến món ăn hàng ngày. Bà bầu ăn sả được không? Cây sả có công dụng gì đối với sức khỏe mẹ bầu? Mẹ chắc chắn sẽ thêm gia vị sả vào chế độ ăn uống sau khi tham khảo những thông tin được tổng hợp trong bài viết này.

Bên cạnh việc sử dụng các loại thực phẩm bổ dưỡng trong suốt thai kỳ, mẹ bầu cũng có thể dùng kết hợp một số loại thảo dược hỗ trợ. Tuy nhiên, không phải loại nào cũng an toàn và mang đến sức khỏe tốt. Một trong những nguyên liệu được nhiều chị em sử dụng phổ biến chính là sả. Nếu mẹ nắm được thông tin mang bầu ăn sả được không thì sẽ xây dựng được khẩu phần ăn uống tốt hơn.

1. Mẹ bầu ăn sả được không?

bầu ăn sả được không

Bà bầu ăn sả có được không?

Sả là một loại gia vị hết sức quen thuộc trong căn bếp của các gia đình Việt giúp cho các món ăn được thơm ngon hơn. Các yếu tố dinh dưỡng trong sả vô cùng có ích cho cơ thể con người, chẳng hạn như giảm căng thẳng, giảm đau, thanh lọc và giải độc cơ thể, chống ung thư.

Nếu dùng với lượng thích hợp, sả sẽ mang đến tác dụng tích cực cho mẹ bầu và thai nhi. Chính vì vậy, mẹ bầu hoàn toàn có thể ăn sả mà không cần phải lo lắng nhiều. Phụ nữ mang thai có thể ăn các món được chế biến với sả hoặc uống nước sả đều được. Điều mẹ bầu cần lưu ý duy nhất chính là nên ăn như thế nào và ăn bao nhiêu là đủ.

2. Mẹ bầu ăn sả có lợi gì cho cơ thể?

  • Chữa bệnh cảm cúm, cảm lạnh: Đặc tính kháng viêm, kháng khuẩn hiệu quả của sả sẽ giúp điều trị những triệu chứng liên quan đến cảm thông thường như sổ mũi, ho, làm loãng chất nhầy, loãng đờm tích tụ trong đường hô hấp, cải thiện hệ miễn dịch nhờ lượng vitamin C phong phú.
  • Giảm căng thẳng, trầm cảm, lo âu, tâm trạng thay đổi thất thường, ngủ ngon giấc về đêm, thoát khỏi tình trạng mất ngủ nhờ mùi hương dịu nhẹ của sả.
  • Cải thiện hệ tiêu hóa, chấm dứt tình trạng khó tiêu, đầy hơi, co thắt dạ dày, táo bón.
  • Kiểm soát nồng độ cholesterol, hấp thụ lượng cholesterol dư thừa trong ruột, hạn chế sự tích tụ của các mảng xơ vữa.
  • Thành phần kali trong sả giúp kiểm soát huyết áp tốt.
  • Thanh lọc cơ thể, loại bỏ axit uric, độc tố gây hại ra khỏi cơ thể.
  • Hàm lượng chất chống oxy hóa cao có công dụng giúp thanh lọc và làm sạch thận, gan, bàng quang, tăng cường lưu thông máu.
  • Phòng chống ung thư, chống lại các gốc tự do, hạn chế tế bào ung thư phát triển, cản trở sự hình thành và phát triển của khối u nhờ một hoạt chất tên là luteolin.

3. Bà bầu ăn sả có tác dụng phụ gì không?

bầu ăn sả được không

Sả gây nóng trong người nếu mẹ bầu sử dụng quá nhiều

Sả nói riêng hay bất kỳ loại thảo dược nào nói chung nếu sử dụng với lượng quá nhiều cũng đều không tốt cho cơ thể. Hiện nay, vẫn chưa có nghiên cứu cụ thể nào chứng minh các tác dụng phụ của sả ảnh hưởng đến cơ thể người. Tuy nhiên, người ta cũng đưa ra một số phán đoán sau các cuộc thực nghiệm trên chuột như sau:

Sả ảnh hưởng đến thai nhi:

  • Dịch chiết từ thành phần cây sả có thể thúc đẩy quá trình hủy tế bào diễn ra nhanh, cản trở tế bào nhân lên hạn chế sự tăng trưởng của bé.
  • Hợp chất myrcene liều cao trong sả có khả năng gây ra nhiều bất thường về xương ở cơ thể bé.
  • Nếu dùng sả không đúng cách có thể gây ra tình trạng thai chết lưu.

Sả gây tác dụng phụ với mẹ bầu:

  • Sả từ lâu được sử dụng như loại thảo dược có công dụng điều hòa kinh nguyệt. Do đó, nếu dùng sả với số lượng lớn thì mẹ bầu có nguy cơ bị vỡ màng bào thai, gây sảy thai.
  • Tác động xấu đến việc kiểm soát đường huyết nên không phù hợp với những mẹ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 hoặc tiểu đường thai kỳ vì lượng đường trong máu bị giảm đột ngột sẽ khiến cơ thể mẹ bị chóng mặt, mệt mỏi, mờ mắt.
  • Sả có thể làm kích hoạt nhiều phản ứng dị ứng thể nhẹ như phát ban, sưng ở cổ họng hay đau ngực.

4. Bà bầu uống nước sả gừng được không?

bầu ăn sả được không

Nước sả gừng rất tốt cho cơ thể nếu mẹ bầu sử dụng đúng liều lượng

Chính nhờ những công dụng tốt của sả nên không những mẹ bầu có thể ăn sả mà sả còn có thể chế biến thành nước uống để giúp tiêu hóa tốt, điều hòa huyết áp, khử mùi hôi miệng, giảm đờm, ngăn ngừa ung thư và giảm nồng độ cholesterol trong máu. 

Tuy sả thật sự mang đến cho cơ thể sức khỏe tốt nhưng mẹ cũng không nên lạm dụng vì có khả năng bị nóng trong và dạ dày bị tác động xấu. Đặc biệt, bạn có thể nấu nước sả kết hợp với chanh, tắc để điều hòa tính nóng của sả. Mặc dù không thể phủ nhận tác dụng tuyệt vời của nước sả nhưng mẹ bầu không nên sử dụng mỗi ngày và không được uống trong lúc bụng rỗng để tránh ảnh hưởng đến dạ dày. 

Sả tuy là loại thảo dược có tác dụng tốt nhưng nếu mẹ bầu không sử dụng đúng cách hoặc lạm dụng thì sức khỏe có thể bị ảnh hưởng xấu. Mong rằng những chia sẻ trên đã giúp mẹ hiểu được bầu ăn sả được không và những lưu ý khi dùng. Để sả phát huy được công dụng tốt nhất và an toàn cho cơ thể mẹ, mẹ hãy hỏi ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng nhé!

Xem thêm: