Massage lòng bàn chân có tác dụng gì? Cách massage lòng bàn chân tại nhà

massage lòng bàn chân

Mục Lục

Nếu bạn thường xuyên vận động đi đứng nhiều, hay mệt mỏi và khí huyết kém lưu thông. Bạn nên dành thời gian ít phút để massage chân. Điều này mang lại nhiều lợi ích đối với sức khỏe của bạn, cải thiện được một số bệnh lý trong cơ thể. Hãy theo dõi chi tiết về phương pháp massage lòng bàn chân trong bài viết dưới đây của chúng tôi.

1. Massage lòng bàn chân có tác dụng gì?

Thường xuyên massage chân sẽ giúp cải thiện sức khỏe một cách tích cực, mang về những lợi ích như:

1.1. Giúp đôi chân thư giãn

Lòng bàn chân là nơi chịu nhiều áp lực bởi trọng lượng cơ thể dồn xuống. Điều này khiến đôi chân bạn thường xuyên tê mỏi và đau nhức. Với các động tác massage chân nhẹ nhàng sẽ giúp xoa dịu đi tình trạng mệt mỏi, giúp đôi chân được thư giãn và dễ chịu hơn. Đồng thời còn giúp đôi chân có thời gian để nghỉ ngơi và nâng cao sức khỏe.

massage lòng bàn chân

Massage chân giúp đôi chân thư giãn

1.2. Chữa bệnh đau đầu và suy nhược thần kinh

Theo các nhà nghiên cứu, massage chân giúp cải thiện đáng kể tình trạng đau đầu và đau nửa đầu một cách hiệu quả. Nhờ vào những động tác xoa bóp, bấm huyệt, miết ở lòng bàn chân giúp kích thích các cơ quan huyệt đạo trên cơ thể. Lúc này, nếu bạn kết hợp sử dụng ghế massage sẽ giúp đã thông kinh mạch, kích thích lưu thông máu lên não, giúp đầu óc được thư giãn và giảm các cơn đau đầu, stress, suy nhược thần kinh một cách hiệu quả.

1.3. Giúp giảm căng thẳng và trầm cảm

Massage lòng bàn chân có tác dụng giúp thư giãn thần kinh một cách hữu hiệu. Nó còn có khả năng giảm căng thẳng, lo âu và hồi hộp, cải thiện bệnh trầm cảm đến 50%. Nhờ vào những tác động xoa bóp lên tổ hợp dây thần kinh trong lòng bàn chân giúp các dây thần kinh được xoa dịu và ổn định.

Nếu bạn đang cảm thấy căng thẳng và mệt mỏi trong công việc và cuộc sống thì có thể sử dụng phương pháp massage chân. Điều này sẽ giúp bạn khôi phục tinh thần, cải thiện tâm trạng và truyền thêm nguồn năng lượng tích cực hơn cho cơ thể.

1.4. Giúp giảm đau cột sống

Trên lòng bàn chân tập trung rất nhiều huyệt đạo kết nối trực tiếp với các dây thần kinh đốt sống lưng. Vì vậy khi massage lòng bàn chân sẽ tác động lên các huyệt đạo này, giúp xoa dịu các cơn đau cột sống lưng một cách hiệu quả.

1.5. Tăng sức bền và sức chịu đựng cho đôi chân

Việc vận động liên tục khiến sức khỏe đôi bàn chân ngày càng yếu đi. Nếu được thường xuyên massage, đôi chân của bạn sẽ trở nên dẻo dai, rắn chắc và tăng cường sức bền. Đặc biệt, phương pháp này rất tốt cho những người hay chạy bộ và vận động viên thể thao luyện tập với cường độ cao.

Ngoài ra, massage chân còn mang đến nhiều công dụng khác như tăng sức đề kháng, ngăn ngừa bệnh tật, ngăn ngừa chấn thương ở bàn chân và mắt cá chân, hạn chế tình trạng tai biến mạch máu não, giúp giải độc cơ thể, cải thiện chất lượng giấc ngủ, giảm huyết áp và hỗ trợ chức năng hoạt động của thận. 

massage lòng bàn chân

Tác dụng của massage lòng bàn chân

2. Cách massage lòng bàn chân tại nhà đơn giản mà hiệu quả

Với những tác dụng mà massage chân mang lại được chúng tôi chia sẻ phía trên mang lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe và tinh thần. Thế nên, bạn hãy thường xuyên massage để mang lại hiệu quả tốt nhất. Các bước thực hiện massage lòng bàn chân như sau:

2.1. Bước 1: Ngâm chân trong nước ấm

Ngâm chân là bước quan trọng trước khi thực hiện các thao tác massage chân. Bạn nên ngâm chân cùng với muối, gừng, thảo dược hoặc tinh dầu ở nhiệt độ phù hợp khoảng 38 độ C. 

Ngâm chân trong thời gian 15 phút để thư giãn, giúp các lỗ chân lông nở ra và làm ấm chân. Đây là bước chuẩn bị massage lòng bàn chân mà bạn không thể bỏ qua.

2.2. Bước 2: Chọn tư thế thoải mái để massage lòng bàn chân

Bạn nên ngồi trên một chiếc ghế sô pha, giường nệm hoặc ghế massage thư giãn. Sau đó sử dụng một chiếc khăn để giữ ấm và lau khô chân.

2.3. Bước 3: Thoa tinh dầu hoặc kem massage

Dùng một lượng tinh dầu hoặc kem massage vừa đủ cho vào lòng bàn tay. Xoa chúng nhẹ nhàng cho đến khi thấy ấm rồi mới áp lên chân.

2.4. Bước 4: Massage chân đúng trình tự

Dùng đôi tay ôm trọn lấy chân, rồi sử dụng ngón tay cái xoa bóp lòng bàn chân một cách nhẹ nhàng và chậm rãi. Nên thực hiện theo trình tự từ trên đầu ngón chân và trượt ra phía sau bàn chân, tiếp tục đi về phía mắt cá chân. Sau đó, bạn thực hiện theo trình tự ngược lại và trở về các ngón chân. Lặp lại các động tác massage này khoảng 3 đến 5 lần.

massage long ban chan 2

Thực hiện massage chân đúng trình tự 

2.5. Bước 5: Kéo duỗi chân để thư giãn

Tiếp tục bước massage chân bằng cách giữ lấy đôi bàn chân trong lòng bàn tay, nắm bàn chân một cách nhẹ nhàng và kéo duỗi thẳng lên xuống từ 3 đến 5 lần. Bên dưới dốc chân, sử dụng ngón cái và trỏ xoa nhẹ theo hình tròn 1 đến 5 vòng. Điều này sẽ giúp chân thư giãn hoàn toàn.

2.6. Bước 6: Xoay tròn cổ chân

Động tác xoay tròn cổ chân có tác dụng làm giảm độ cứng của các khớp bàn chân và trở nên mềm mại hơn. Đặt một tay dưới gót chân và tay còn lại ốm lấy bàn chân rồi xoay tròn, thực hiện nhẹ nhàng từ 3 đến 5 lần. 

2.7. Bước 7: Massage gót chân

Đặt bàn chân xuống mặt giường hoặc ghế massage, lưu ý vẫn giữ trong lòng bàn tay. Sau đó, dùng ngón tay xoa bóp nhẹ nhàng từ gót chân đến các ngón chân một cách nhẹ nhàng và thật chậm rãi, lặp lại động tác khoảng 3 đến 5 lần.

2.8. Bước 8: Massage khe gót chân

Dùng một tay để nắm nhẹ phía sau phần gót chân và dùng các ngón tay của bàn tay còn lại trượt giữa các khe ngón chân, lưu ý massage từ trước ra sau khoảng 3 đến 5 lần. Bạn nên dùng ngón cái để vuốt tròn xung quanh vùng mắt cá chân.

2.10. Bước 9: Massage lòng bàn chân

Lòng bàn chân là vị trí quan trọng nhất, chứa nhiều huyệt đạo. Sử dụng ngón cái massage theo hình tròn theo hướng lên xuống và hai bên sao cho toàn bộ lòng bàn chân được tiếp xúc với ngón cái.

massage lòng bàn chân

Các thao tác massage lòng bàn chân

Dùng một tay nắm phía sau mắt cá chân, dùng lực của má trong bàn tay cong lại ở mức độ vừa phải để trượt đầu đến cuối bàn chân, lặp lại động tác khoảng 5 lần. Đối với những vị trí chịu nhiều áp lực của cơ thể như gót chân, nên dùng ngón tay xoa bóp mạnh để giúp làm  mềm chân trước khi thực hiện massage chân.

2.10. Bước 10: Kết thúc massage chân

Khi kết thúc các bước massage chân bằng tay, bạn chỉ cần vuốt nhẹ các đầu ngón chân từ trên xuống dưới. Nhờ đó, bạn sẽ cảm nhận được sự cải thiện của sức khỏe và thư giãn cho cơ thể.

Để massage lòng bàn chân được hiệu quả hơn, bạn nên sử dụng kết hợp ngồi trên ghế massage toàn thân giúp chăm sóc toàn diện cơ thể. Phía trên là các tác dụng và các bước massage chân đơn giản tại nhà nhằm giúp xua tan đi nhức mỏi và mang đến những hiệu ứng tích cực cho sức khỏe lẫn tinh thần.