Da lòng bàn tay bị vàng là dấu hiệu của bệnh gì?

da long ban tay bi vang 3

Mục Lục

Da lòng bàn tay bị vàng – đã bao giờ bạn gặp phải tình trạng này chưa? Làn da cũng là một dấu hiệu phản ánh sức khỏe bên trong cơ thể con người chúng ta. Chính vì vậy mà bất cứ khi nào làn da có một sự khác lạ nào đó, bạn cần phải chú ý và theo dõi.

Bài viết sau đây sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc về vấn đề da lòng bàn tay bị vàng. Đừng bỏ qua những kiến thức y khoa bổ ích này bạn nhé!

1. Lòng bàn tay vàng là bệnh gì?

1.1. Do bệnh vàng da

Da lòng bàn tay bị vàng có thể là do sắc tố mật tăng ở trong máu. Sắc tố này có tên khoa học là bilirubin. Khi mắc phải tình trạng này, không chỉ da lòng bàn tay mà cả da lòng bàn chân, niêm mạc mắt và cả lưỡi đều có màu vàng. Bệnh này gọi chung là bệnh vàng da.

Ở người lớn, vàng da thường là bệnh lý. Có rất nhiều nguyên nhân khác nhau khiến cho bệnh vàng da xuất hiện. Chú yếu ở đây đó là các bộ phận của gan, mật và tụy trở nên bất thường. Một khi tế bào gan bị tổn thương, bị vỡ hoặc khu vực đường mật bị viêm, bị chèn ép thì sắc tố mật sẽ tăng lên. Từ đó gây ra tình trạng da bị vàng, trong đó có vàng da lòng bàn tay.

Da lòng bàn tay bị vàng

Da lòng bàn tay bị vàng

1.2. Do thừa B-caroten

Một trường hợp khác có thể khiến bạn bị vàng da đó là do thực phẩm. Ví dụ như bạn ăn quá nhiều đu đủ, bí đỏ, xoài, gấc, cà rốt,… Những loại thực phẩm này luôn chứa một hàm lượng B-caroten cao. Nếu bạn ăn liên tục, lượng caroten thừa không chuyển hóa kịp sẽ ứ đọng ở gan và dẫn đến chứng vàng da ở lòng bàn tay, bàn chân.

2. Nghi ngờ mắc bệnh vàng da cần phải làm gì?

Khi da lòng bàn tay bị vàng và nghi ngờ bị vàng da thì bạn nên đi khám. Cách tốt nhất là bạn nên đến các cơ sở y tế có đủ chuyên môn để có thể khám và xác định thật rõ nguyên nhân. Nếu bạn chỉ bị vàng da nhẹ thì bác sĩ sẽ rất khó đánh giá. Bởi có một sự thật là người Việt Nam thuộc loại “da vàng”, có rất nhiều người ngay từ khi sinh ra đã có làn da vàng nhưng hoàn toàn khỏe mạnh.

Do đó, ngoài khám lâm sàng, bệnh nhân sẽ còn được xét nghiệm máu để tìm sắc tố mật, men gan. Bác sĩ cũng có thể chỉ định thêm các kỹ thuật khám chữa bệnh cận lâm sàng khác. Ví dụ như siêu âm hoặc chụp cắt lớp vi tính (tiếng Anh là Computed Tomography: CT), chụp cộng hưởng từ (MRI), chụp đường mật ngược dòng… Các can thiệp này có thể xác định được nguyên nhân căn bệnh. Từ đó có chỉ định điều trị chính xác và kịp thời.

3. Cách điều trị bệnh vàng da, da lòng bàn tay bị vàng

Da lòng bàn tay bị vàng

Sau khi chẩn đoán bệnh, bác sĩ sẽ đưa ra hướng giải quyết

Sau khi đã chẩn đoán chính xác được bệnh, tùy theo nguyên nhân mà cách điều trị cũng sẽ có những hướng khác nhau. Điều trị xuất phát từ nguyên nhân vàng da cũng không quá khó khăn. Bạn có thể được chỉ định điều trị nội khoa như dùng thuốc. Một số trường hợp khác thì sẽ cần phải can thiệp ngoại khoa (phẫu thuật) để giải quyết được nguyên nhân khiến lòng bàn tay bị vàng, da bị vàng.

Cũng có một số trường hợp bị hạn chế hoặc không thể điều trị với phương pháp nội khoa hoặc ngoại khoa. Trường hợp đó thường là bệnh viêm gan siêu vi. Đáng tiếc rằng cho đến nay, bệnh viêm gan virus vẫn chưa có phương pháp hữu hiệu nào để đặc trị. Việc điều trị đối với những trường hợp này cần phải hết sức thận trọng. Bởi lẽ nếu sử dụng sai thuốc, điều hướng trị bệnh sai cách có thể làm tăng thêm tổn thương cho tế bào gan. Từ đó làm bệnh da lòng bàn tay bị vàng càng nặng hơn.

4. Cách phòng tránh bệnh vàng da

Phòng bệnh hơn chữa bệnh, cách hạn chế tình trạng da lòng bàn tay bị vàng nói riêng và bệnh vàng da nói chung như thế nào? Cách tốt nhất để phòng bệnh đó là tiêm phòng bệnh gan siêu vi. Bên cạnh đó, bạn cần phải ăn uống cẩn thận, hợp vệ sinh. Vấn đề an toàn thực phẩm phải được ưu tiên hàng đầu.

Nếu có sở thích uống rượu, bạn nên chú ý rằng không được uống rượu kém chất lượng hay các loại tự nấu. Cách tốt nhất là tập bỏ rượu bia để bảo vệ gan của bạn.

Giả sử như bạn mắc các bệnh về đường mật, bệnh về túi mật thì bạn cần phải được điều trị một cách dứt điểm. Bạn cần tuân thủ phác đồ điều trị theo đúng chỉ định của bác sĩ.

Nếu sống ở các vùng có bệnh sốt rét hay sốt xuất huyết. Điều quan trọng là bạn cần phải diệt muỗi, đổ hết nước đọng để tránh có lăng quăng, kê cao giường ngủ và giăng mùng để tránh bị muỗi đốt.

Cần định kỳ diệt trứng giun và giun. Nhất là giun tròn, loài này có thể ảnh hưởng đến sỏi mật, đường mật. Nếu mật không được bảo vệ, bệnh vàng da chắc chắn sẽ xuất hiện.

Da lòng bàn tay bị vàng là một dấu hiệu không nên coi thường. Bạn không nên chủ quan mà bỏ qua các triệu chứng khác thường của cơ thể, hãy bảo vệ sức khỏe bằng cách quan tâm đến cơ thể nhiều hơn bạn nhé!