Điều trị tăng huyết áp ở bệnh nhân suy thận như thế nào?

điều trị tăng huyết áp ở bệnh nhân suy thận

Mục Lục

Bệnh thận và huyết áp có mối liên hệ với nhau. Chúng đều có thể là nguyên nhân gây ra nhau. Nên người mắc bệnh huyết áp cao có khả năng bị thận và ngược lại. Việc điều trị tăng huyết áp ở bệnh nhân suy thận không quá khó, chỉ cần bạn tuân thủ chỉ định bác sĩ và xây dựng lối sống tốt.

Tăng huyết áp và bệnh thận có mối liên hệ gì không?

Tăng huyết áp gây suy thận mãn tính. Tăng huyết áp kéo dài dẫn đến tổn thương và phá hủy các mạch máu trong cơ thận. Huyết áp cao cũng làm giảm khả năng lọc của cầu thận, khiến thận không thể loại bỏ chất độc và nước dư thừa. Nước dư thừa tích tụ trong mạch máu, càng làm tăng huyết áp. Vì quá trình này diễn ra liên tục và dần dần dẫn đến suy thận mạn, tăng huyết áp là nguyên nhân chính gây suy thận mạn. 

điều trị tăng huyết áp ở bệnh nhân suy thận

Huyết áp cao và suy thận

Ngược lại, suy thận mãn tính có thể dẫn đến huyết áp cao. Chức năng của thận là giữ huyết áp ổn định bằng cách tiết ra các chất giúp duy trì huyết áp. Trong bệnh thận mãn tính, thận bị tổn thương không hồi phục làm giảm khả năng điều hòa huyết áp, dẫn đến tăng huyết áp. Vì vậy, tăng huyết áp có thể là một biến chứng của bệnh suy thận mãn tính.

Điều trị tăng huyết áp ở bệnh nhân suy thận

Điều trị tăng huyết áp ở bệnh nhân suy thận không dùng thuốc

  • Hạn chế lượng natri ăn vào ở mức 5–6 g NaCl/ngày để hạ huyết áp cũng như hạ albumin niệu qua từng giai đoạn của bệnh thận. Ngoài ra, hạn chế muối ăn giúp củng cố khả năng của các loại thuốc như thuốc chẹn hệ thống renin-angiotensin hoặc thuốc lợi tiểu.
  • Giảm cân ở người thừa cân, đặc biệt nam giới béo phì. Giảm béo phì không chỉ làm giảm huyết áp mà còn làm giảm cholesterol trong máu và cải thiện tình trạng phì đại thất trái. 
  • Tập thể dục hàng ngày 30-60 phút tập thể dục nhẹ (đi bộ) mỗi ngày. 
  • Không uống rượu, bia. Uống rượu làm tăng nguy cơ đột quỵ ở bệnh nhân tăng huyết áp và tăng khả năng dung nạp thuốc hạ huyết áp. 
  • Không hút thuốc.
  • Giảm chất đạm trong khẩu phần ăn và hạn chế sử dụng thực phẩm giàu chất đạm. 
  • Chế độ ăn giàu vitamin và khoáng chất nên chọn thực phẩm giàu sắt, vitamin B12, axit folic và vitamin B6.

Điều trị tăng huyết áp ở bệnh nhân suy thận dùng thuốc

Với bệnh nhân mắc bênh thận mãn tính, hiếm khi chỉ số huyết áp nằm trong mức khuyến nghị. Thuốc là phương pháp điều trị mang hiệu quả tức thì, tuy nhiên nó cũng có những tác hại lên cơ thể người bệnh.

Các loại thuốc được sử dụng là:

Thuốc ức chế hệ thống Renin-Angiotensin (RAS)

Thuốc chẹn hệ thống renin-angiotensin rất hiệu quả trong việc kiểm soát tăng huyết áp ở bệnh nhân bị thận. Vì nó cho phép hạ huyết áp đồng thời giảm tỷ lệ albumin/creatinine. Thuốc này thường được dùng trong các bệnh tăng huyết áp, suy tim, tiểu đường, thận. 

điều trị tăng huyết áp ở bệnh nhân suy thận

Thuốc ức chế Renin-Angiotensin (RAS)

Thuốc lợi tiểu

Thuốc lợi tiểu là thuốc được ưu tiên cho bệnh nhân thận để kiểm soát huyết áp cao. Tuy nhiên, phải kê đơn liều cao hơn mới đạt được hiệu quả điều trị mong muốn. Vì theo các nghiên cứu, nó không hiệu quả khi sử dụng ngắn hạn ở một số bệnh nhân.

Thuốc chặn canxi

Thuốc chẹn kênh canxi dihydropyridin (DHP) là thuốc giãn động mạch, giúp hạ huyết áp hiệu quả ở bệnh nhân tăng huyết áp mắc hoặc không mắc bệnh thận. Tác dụng phụ phổ biến nhất của thuốc chẹn canxi là sự phát triển của phù ngoại vi

Thuốc chẹn beta

Thuốc chẹn beta được ưu tiên sử dụng sau 3-4 loại thuốc trên. Chúng là thuốc dành cho bệnh nhân gặp các vấn đề như mạch vành hoặc suy tim. Tuy nhiên, việc kê đơn thuốc chẹn beta vẫn hay xảy ra ở nhiều nơi, ngay cả khi bệnh nhân không mắc các vấn đề tim mạch.

Thuốc kháng Aldosteron

Thuốc giúp hạ huyết áp và làm giảm protein niệu (protein trong nước tiểu). Ngoài ra, chúng có thể làm chậm tiến triển ở bệnh thận do tiểu đường.

Tuy nhiên, thuốc có thể làm tăng kali trong máu – nguyên nhân tiềm ẩn của một số bệnh lý khác.

Lưu ý khi điều trị tăng huyết áp ở người bệnh suy thận

  • Nguyên tắc cần nhớ là ưu tiên dùng thuốc hạ huyết áp trước.
  • Việc lựa chọn thuốc phối hợp tùy thuộc vào nguyên nhân gây suy thận mạn, bệnh lý tim mạch và các bệnh lý khác kèm theo để tránh tác dụng phụ và tương tác thuốc.
  • Chỉnh liều theo độ thanh thải creatinin. Do đó, chỉ số này nên được theo dõi trước khi xác định liều lượng Đặt ra mức huyết áp mục tiêu khi điều trị. Huyết áp mục tiêu là dưới 140/90 mmHg đối với bệnh nhân dưới 60 tuổi có bệnh nền. Huyết áp mục tiêu là dưới 140/90 mmHg ở bệnh nhân mắc bệnh thận trên 60 tuổi. Tuy nhiên, giá trị huyết áp mục tiêu này khác nhau ở mỗi người, tùy thuộc vào giá trị huyết áp cơ bản của bệnh nhân. Nếu quá thấp, bệnh nhân sẽ cảm thấy mệt mỏi, chóng mặt và suy nhược.
  • Nghe theo các chỉ định của bác sĩ khi điều trị
  • Thay đổi lối sống lành mạnh trong thời gian dài, hãy biến chúng thành thói quen tốt nó sẽ giúp ít rất nhiều cho bệnh nhân.

Người bị thận và huyết áp cao có thể sử dụng ghế massage không?

Ghế massage không gây hại cho điều trị tăng huyết áp ở bệnh nhân suy thận. Nhưng cần lưu ý một số việc sau:

  • Chọn chế độ xoa bóp vừa phải, thực hiện xoa bóp thường xuyên.Sử dụng ghế massage không quá hai lần một ngày và không ngồi trên ghế quá 20 phút mỗi lần.
  • Không ngồi ghế massage khi cơ thể còn đang ra nhiều mồ hôi như khi ăn no hoặc sau khi vận động mạnh.

điều trị tăng huyết áp ở bệnh nhân suy thận

Ghế massage cho người cao huyết áp

  • Hạn chế các chương trình xoa bóp mạnh, các thao tác nhanh, mạnh để tránh chấn thương, hệ thần kinh bị hưng phấn quá mức. 
  • Chọn một bài tập xoa bóp nhẹ nhàng, bắt đầu chậm và tăng dần đến cường độ phù hợp. 
  • Người bị cao huyết áp không nên sử dụng chế độ ngả lưng khi massage, đặc biệt là chế độ massage không trọng lượng. Điều này là do lưu lượng máu đến đầu tăng dần. Chọn tư thế ngồi hoặc nằm đúng để cơ thể thoải mái nhất.

Một bài massage kết hợp giữa chế độ dinh dưỡng khoa học, các hoạt động lành mạnh, ý nghĩa và các hoạt động nâng cao sức khỏe một cách toàn diện nhất.

Điều trị tăng huyết áp ở bệnh nhân suy thận chủ yếu là dùng thuốc kèm chế độ ăn uống, sinh hoạt lành mạnh. Đặc biệt không ăn mặn, chế độ ăn nhiều natri, nó gây ảnh hưởng đến huyết áp và cả bệnh suy thận.