Giải đáp thắc mắc: Uống trà đường có tăng huyết áp không?

uống trà đường có tăng huyết áp không

Mục Lục

Uống trà đường có tăng huyết áp không là câu hỏi mà các bác sĩ thường gặp khi điều trị bệnh nhân huyết áp. Hiện nay có rất nhiều người trường hợp bị cao huyết áp và thường được xử lý nhanh chóng bằng cách cho sử dụng nước đường.

Cao huyết áp là một căn bệnh nguy hiểm. Khi cơ thể có dấu hiệu mệt mỏi, đau đầu, chóng mặt thì có nghĩa là đang bị tăng huyết áp. Một trong những cách phổ biến nhất được nhiều người áp dụng đó là cho bệnh nhân uống nước đường. Tuy nhiên liệu phương pháp này có đúng và uống trà đường có tăng huyết áp không?

1. Huyết áp cao là gì?

uống trà đường có tăng huyết áp không

Huyết áp cao là gì?

Huyết áp được định nghĩa là áp lực dòng máu chảy lên thành mạch. Khi áp lực máu càng cao thì huyết áp sẽ càng cao và ngược lại.

Huyết áp bình thường sẽ nằm ở ngưỡng 120/90 mmHg. Nếu số đo huyết áp cao vượt mức 140/90 mmHg ở một hoặc cả hai chỉ số tâm trương và tâm thu thì sẽ thu được kết luận là huyết áp cao.

  • Khi vận động mạnh, tập thể dục,… nhịp tim đập nhanh hơn sẽ khiến cho chỉ số huyết áp  tăng cao. Ngược lại, khi tim  mạch đập chậm lại, lực cơ tim nhẹ thì huyết áp sẽ bị giảm xuống. Khi con người già đi, thành mạch máu đàn hồi kém sẽ tạo nên sức cản mạch máu khiến cho chỉ số huyết áp thay đổi.
  • Thói quen ăn mặn trong thời gian dài cũng làm tăng thể tích máu, dẫn đến huyết áp cao.
  • Tâm trạng thay đổi do lo lắng, áp lực cũng khiến chỉ số huyết áp bị ảnh hưởng.

2. Đường ảnh hưởng huyết áp thế nào?

Nghiên cứu khoa học đã chỉ ra được rằng đường là một trong những nguy cơ gây ra tình trạng tăng huyết áp. Khi nạp vào quá nhiều đường sẽ làm tăng huyết áp. Về cơ bản, có hai loại đường gồm đường glucosefructose. Cơ thể con người sẽ có thể sản xuất ra glucose. Bên cạnh đó cũng sử dụng vào các quá trình trao đổi chất cơ thể. Glucose có thể được chuyển hóa bởi các tế bào của cơ thể. Còn fructose chỉ có thể chuyển hóa bởi gan. Chính vì vậy, khi bạn bổ sung quá nhiều thực phẩm sẽ có nguồn gốc fructose làm tăng áp lực cho gan. Sau đó làm tăng nồng độ axit furic trong máu, ảnh hưởng nhịp tim tạo ra tương tác làm tăng huyết áp và nhu cầu oxy với cơ tim.

3. Uống trà đường có tăng huyết áp không?

uống trà đường có tăng huyết áp không

Uống trà đường có làm tăng huyết áp không?

Nhiều người đã lầm tưởng rằng uống trà đường có thể giúp hạ huyết áp. Tuy nhiên, trà đường không những không hạ huyết áp xuống mà thậm chí còn khiến huyết áp của bạn được tăng cao hơn. Với những giải thích về sự ảnh hưởng của đường đến chỉ số huyết áp ở trên thì trà đường cũng có tác dụng tương tự như vậy. Đây thực sự là một sai lầm khá nguy hiểm. Việc cấp cứu cho người bị huyết áp cao không chỉ cần được xử trí kịp thời mà rất cần đúng cách. Nếu không sẽ bị xảy ra những biến chứng ngoài ý muốn: suy tim, nhồi máu cơ tim,…

Trà đường chỉ nên được sử dụng trong các trường hợp huyết áp thấp. Bởi vì do hạ đường huyết sẽ nhằm tăng lượng đường trong cơ thể.

4. Cách xử lý khi huyết áp tăng đột ngột

Khi bị tăng huyết áp, người bệnh nên nằm nghỉ ngơi ở nơi mát mẻ, khoảng 15 phút. Sau khi cảm thấy ổn định hơn, bạn nên thực hiện đo chỉ số huyết áp. Gọi người thân để giúp đỡ, nếu tình trạng nguy hiểm hãy gọi cấp cứu nhanh chóng.

Nếu huyết áp tâm thu cao trên 160 mmHg thì nên uống ngay thuốc huyết áp có sẵn tại nhà. Thuốc nên được tham khảo bác sĩ từ trước nếu còn đang tỉnh táo. Trường hợp bệnh nhân mê sảng, không còn tỉnh táo thì không nên ăn hay uống bất cứ thứ gì. Bởi nó có thể gây ra tắc đường thở dẫn đến trường hợp suy hô hấp hay thậm chí tử vong. Kể cả sau khi huyết áp ổn định trở lại bạn vẫn nên đến cơ sở y tế để kiểm tra lại.

5. Bị cao huyết áp nên uống gì?

5.1. Nước chanh

Nước chanh sẽ có xu hướng làm sạch tế bào của bạn. Hơn nữa, nó được biết là sẽ làm cho các mạch máu mềm, linh hoạt, giảm thiểu huyết áp. Nước chanh còn có chứa vitamin C, hoạt động như một chất chống lại oxy hóa, loại bỏ đi các gốc tự do. Một ly nước chanh mỗi sáng có thể giúp điều chỉnh lại mức huyết áp.

5.2. Nước ép lựu

Lựu là trái cây thanh mát, nhiều vitamin và khoáng chất rất tốt cho hệ miễn dịch và sức khỏe. Thường xuyên uống nước ép lựu có thể làm giảm thiểu huyết áp đáng kể.

5.3. Nước ép củ cải đường

uống trà đường có tăng huyết áp không

Nước ép củ cải đường kiểm soát huyết áp

Củ cải đường sẽ rất cần thiết trong việc điều hòa lại huyết áp vì chúng có chứa lượng nitrat. Sau khi tiêu thụ, nitrat có trong củ cải sẽ chuyển thành nitrit. Chất này sẽ giúp thư giãn mô cơ và tạo ra điều kiện tăng lưu lượng dưỡng chất kali và folate có trong củ cải đường cũng như có tác dụng kiểm soát lại huyết áp hiệu quả.

Tóm lại trong bất kì tình huống nào bạn cũng cần bình tĩnh để xử trí đúng đắn. Vậy bạn đã biết được uống trà đường có tăng huyết áp không rồi đúng không? Bên cạnh đó, tốt nhất bạn nên tăng cường thêm dưỡng chất cho tim mạch, tập thể dục thường xuyên. Đây cũng là một trong những cách ngăn ngừa huyết áp hiệu quả.