Hình ảnh phù chân khi mang thai các tháng mẹ bầu nên xem

hình ảnh phù chân khi mang thai

Mục Lục

Khi mang thai có thể người phụ nữ sẽ có những thay đổi rõ rệt. Một trong những thay đổi đó chính là hình ảnh phù chân khi mang thai, những hình ảnh này sẽ khiến không chỉ các ông bô mà cả mẹ sẽ cảm nhận được việc mang thai là như thế nào? Liệu mang thai có khó không hay chỉ như mang một túi gạo trước bụng thôi?

hình ảnh phù chân khi mang thai

Hình ảnh phù chân khi mang thai

1. Phù chân khi mang thai là gì?

Phù chân khi mang thai là hiện tượng từ phần đầu gối kéo xuống đến bàn chân của phụ nữ có bầu bị sưng phùtrương bóng lên, đôi khi sẽ kèm theo hiện tượng các mạch máu dưới chân nở ra rất dễ nhìn thấy. Tùy thuộc vào cơ địa mỗi người và tùy vào các tháng mà chân sưng phù ít hay nhiều. Hình ảnh phù chân khi mang thai thường khiến cho các mẹ bầu tự ti và lo lắng không biết khi nào mới hết phù. Nhưng các mẹ cứ yên tâm là chân sẽ sớm như cũ lại thôi nhé.

Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng phù chân ở phụ nữ mang thai là do cơ thể sản xu ất thêm máu và các chất lỏng để cung cấp cho thai nhi, lượng chất lỏng và máu này tăng hơn so với bình thường đến 50% nên chúng sẽ di chuyển khắp cơ thể và tích tụ tại các mô, khớp, đặc biệt là vùng bàn chân. Sau khi tích tụ tại bàn chân, một phần do trọng lượng của bé gây chèn ép các tĩnh mạch làm cho máu không được lưu thông dễ dàng như lúc trước dẫn đến lượng máu và chất lỏng bị tích tụ bên dưới chân không được vận chuyển đi gây phù nề.

2. Hình ảnh phù chân khi mang thai

2.1. Hình ảnh phù chân khi mang thai ở 3 tháng đầu tiên

Ở giai đoạn 3 tháng đầu của thai kì hiện tượng phù chân có thể xuất hiện và cũng có thể không tùy vào mỗi người. Nếu có xuất hiện, chân cũng bị phù nhẹ chứ không quá to và cũng không làm ảnh hưởng gì nhiều đến cuộc sống hằng ngày. Ngoài phù chân, bọng mắt hoặc sưng nhẹ ở tay, chân cũng là điều bình thường.

hình ảnh phù chân khi mang thai

Hình ảnh phù chân khi mang thai ở 3 tháng đầu

2.2. Hình ảnh phù chân khi mang thai tam cá nguyệt thứ 2

Bắt đầu gia đoạn tam cá nguyệt thứ 2, hiện tượng phù chân bắt đầu xuất hiện nhiều hơn. Nếu bạn đi nhiều hoặc thời tiết nóng bức thì chân sẽ bị phù to hơn.

hình ảnh phù chân khi mang thai

HÌnh ảnh phù chân khi mang thai ở tam cá nguyệt thứ 2

2.3. Hình ảnh phù chân khi mang thai ở tam cá nguyệt thứ 3

Đây là giai đoạn mà bất kỳ bà bầu nào cũng sẽ bị phù chân do sự phát triển mạnh của bé, khi cân nặng thai tăng nhanh mỗi ngày khiến cơ thể không ngừng sản xuất thêm máu cũng như chất dinh dưỡng cung cấp cho bé. Cân nặng cùng kích thước tăng nhanh cũng tạo lực ép lớn ở bụng khiến máu càng khó lưu thông hơn nên chân tất nhiên sẽ bị phù.

Lúc này, bàn chân của bạn sẽ nhìn giống như một miếng bánh ngậm nước nở phồng, những ngón chân thon gọn lúc trước giờ đây lại hệt như những viên xúc xích vừa ngắn vừa tròn.

hình ảnh phù chân khi mang thai

HÌnh ảnh phù chân khi mang thai ở giai đoạn tam cá nguyệt thứ 3

hình ảnh phù chân khi mang thai

Bên trái là chân của 3 tháng đầu, bên phải là ở giai đoạn tam cá nguyệt thứ 3

Đọc thêm:

Bầu ăn sả được không? Sả có công dụng gì đối với mẹ bầu?

Bà bầu ăn tỏi được không và ảnh hưởng gì đến thai nhi?

3. Hình ảnh phù chân khi mang thai báo hiệu sự bất thường

Tuy hiện tượng phù chân khi mang thai là điều hết sức bình thường và không có gì đáng lo ngại nhưng nếu hiện tượng phù chân lại đi kèm theo một vài triệu chứng khác thì bạn nên đến gặp ngay bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị kịp thời. Một vài triệu chứng kèm theo mà bạn nên chú ý là:

  • Sưng phù tay, chân và mặt hoặc xung quanh mắt một cách đột ngột
  • Chóng mặt hoặc mắt mờ, nhìn kém
  • Đau đầu một cách dữ dội
  • Cảm thấy khó thở
  • Chỉ bị sưng một bên chân hoặc sưng một bên và cảm thấy đau, nóng ran
hình ảnh phù chân khi mang thai

Nên khám bác sĩ nếu phù chân kèm theo những hiện tượng bất thường khác

4. Một số cách giúp hạn chế tình trạng phù chân khi mang thai

4.1. Giảm lượng natri và gia vị

Muối chứa natri và các loại gia vị là nguyên nhân hàng đầu khiến cơ thể giữ nước gây phù cả người, do vậy mẹ bầu nên hạn chế lượng muối cũng như không ăn thức ăn có quá nhiều gia vị để tránh bị phù người.

4.2. Nên bổ sung Kali

Vì Kali là chất có tác dụng cân bằng chất lỏng có trong cơ thể nên việc bổ sung Kali khi bị phù chân lúc mang thai là điều mà các mẹ nên lưu ý và áp dụng. Để bổ sung Kali,, mẹ bầu có thể uống bổ sung tương tự như Kali hoặc hấp thu Kali qua các loại thực phẩm hằng ngày như khoai lang và khoai tây còn nguyên vỏ, chuối, cá hồi, củ cải, sữa chua, rau bina,…

4.3. Không nên sử dụng cafein

Caffein không chỉ làm tồi tệ thêm tình trạng phù chân khi mang thai mà nó còn ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của em bé trong bụng mẹ. Tốt nhất, mẹ nên loại bỏ cafein ra khỏi danh sách hằng ngày của mình nhé!

4.4. Gác chân lên cao và thư giãn

Nếu bạn nghĩ việc ngồi nhiều không tốt cho tuần hoàn máu thì việc đứng liên tục cũng không hề tốt. Vì trọng lượng cơ thể bạn lúc này nặng hơn khiến trọng lực đè lên đôi chân cũng nhiều hơn khiến máu không thể nào quay ngược về tim. Chính vì vậy, vào cuối ngày hãy thư giãn cơ thể và ngồi gác chân lên một chiếc ghế để máu được lưu thông tốt hơn.

4.5. Massage chân

Đây cũng là một cách giúp máu lưu thông trở lại do các động tác ấn, vuốt, xoa đều. Nếu kết hợp massage cùng với nước ấm, mọi chất độc cũng sẽ được loại bỏ nhanh chóng.

Bài viết mà Ghế massage ELIPmang lại với hy vọng cung cấp những kiến thức bổ ích nhất dành cho sức khỏe, đặc biệt là những hình ảnh phù chân khi mang thai. Sức khỏe mẹ và bé rất cần sự quan tâm bởi tất cả mọi người, hãy cùng nhau vì một hành trình làm mẹ thiêng liêng và cao quý các mẹ nhé!

Xem thêm:

Sữa mẹ rã đông để được bao lâu? Có cần hâm lại sữa mẹ?