Khoai lang mọc mầm có ăn được không? Cần lưu ý gì?

khoai lang mọc mầm có ăn được không

Ai cũng biết, ăn khoai tây mọc mầm sẽ gây ngộ độc cơ thể. Vậy khoai lang mọc mầm có ăn được không? Cần lưu ý gì khi ăn? Bạn hãy tham khảo những chia sẻ trong bài viết này để biết ăn khoai lang đúng cách, bảo vệ sức khỏe.

Khoai lang là loại củ không hề xa lạ với con người trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày của người Việt. Người ta chế biến khoai lang thành nhiều món ăn thơm ngon, bổ dưỡng. Tuy nhiên, cũng như bất kỳ loại thực phẩm nào được bảo quản quá lâu trong điều kiện không thích hợp, khoai lang sẽ bị mọc mầm. Vậy khoai lang mọc mầm có ăn được không?

1. Giải đáp: Khoai lang mọc mầm có ăn được không?

khoai lang mọc mầm có ăn được không

Bạn có thể ăn được khoai lang mọc mầm nếu không có đốm đen và nâu

Khi được bảo quản trong điều kiện không thích hợp với thời gian dài thì khoai lang sẽ bị mọc mầm. Trên lớp biểu bì của khoai lang sẽ xuất hiện nhiều đốm màu đen. Chúng là độc tố của củ khoai được thải ra ngoài. Tương tự như khoai tây, khoai lang mọc mầm có chứa độc tố, có thể tác động xấu đến cơ thể người ăn.

Dù bạn có nấu với nhiệt độ cao thì các độc tố trong khoai lang vẫn còn, chúng có khả năng làm hỏng chức năng gan. Khoai lang mọc mầm có nên ăn không? Trên thực tế, khoai lang vừa mọc mầm nhỏ, ít vẫn có thể ăn được. Bạn chỉ cần gọt bỏ chỗ mọc mầm đi và sử dụng phần chưa mọc mầm. Nhưng để đảm bảo an toàn tuyệt đối cho sức khỏe, bảo vệ chức năng gan thì bạn không nên khoai lang mọc mầm.

Khoai lang nảy mầm có ăn được không? Bạn có thể ăn nhưng nếu xét về giá trị dinh dưỡng thì thực phẩm này không còn bổ dưỡng như trước. Mặt khác, vị của khoai lang mọc mầm không còn hấp dẫn và thơm ngon như khoai lang tươi.

Tuy khoai lang mọc mầm không sinh ra nhiều độc tố nhưng nó lại dễ bị nhiễm nấm mốc. Khi phát hiện các đốm màu đen hoặc nâu trên khoai lang, bạn cũng không nên ăn. Đây là dấu hiệu cảnh báo củ khoai đã bị nhiễm độc bởi nấm mốc. Những người già yếu, người có hệ tiêu hóa kém, trẻ em, đối tượng dễ bị dị ứng cần tránh xa khoai lang mọc mầm. Khi ăn phải, những người này sẽ bị chóng mặt, hoa mắt, nôn mửa hoặc đau bụng.

2. Cách sử dụng khoai lang mọc mầm đúng cách

khoai lang mọc mầm có ăn được không

Cần xử lý khoai lang bị mọc mầm đúng cách trước khi ăn

Nhiều người vì muốn tiết kiệm chi phí nên đã chế biến củ khoai lang bị mọc mầm. Điều này là có thể với điều kiện bạn phải biết cách xử lý kỹ trước khi ăn. Cách thực hiện khá đơn giản, không mất quá nhiều thời gian.

Trước tiên, bạn hãy gọt sạch vỏ và khoét bỏ nơi khoai lang bị mọc mầm rồi rửa sạch. Tiếp đó, bạn ngâm khoai vào nước muối khoảng 30 phút rồi chế biến như bình thường. Khi ấy, các độc tố đã không còn và bạn có thể ăn được. Bằng cách xử lý này, bạn sẽ loại bỏ các chất độc, chất không có lợi cho sức khỏe, hạn chế nguy cơ ảnh hưởng đến người sử dụng. Ngâm muối cũng là cách giúp dưa leo hết bị đắng, loại bỏ trứng sâu, rầy có trong rau,…

3. Làm gì để tránh khoai lang bị lên mầm

Để củ khoai lang không bị mọc mầm và không gây hại đến sức khỏe, tiết kiệm chi phí, bạn có thể tránh tình trạng ngộ độc khoai lang với những phương pháp đơn giản như sau:

  • Bạn không nên tích trữ khoai lang quá nhiều, không bảo quản khoai lang trong thời gian quá lâu: Nhiều bà nội trợ có thói quen tích trữ nhiều loại thực phẩm để thuận tiện cho quá trình sử dụng, không mất quá nhiều thời gian đi mua sắm. Tuy nhiên, việc dự trữ quá nhiều và quá lâu sẽ khiến khoai lang bị mọc mầm, gây lãng phí. Trong trường hợp thấy khoai lang có dấu hiệu mọc mầm, bạn cần chế biến ngay, không nên để lâu hơn. Bên cạnh đó, bạn chỉ nên bảo quản khoai lang với lượng vừa đủ để ăn hết trong vài ngày. Cách này sẽ giúp khoai lang không bị mọc mầm, hư úng hay xuất hiện mốc, nấm độc hại.
khoai lang mọc mầm có ăn được không

Bạn chỉ nên mua khoai lang vừa đủ ăn, không nên bảo quản lâu

  • Bảo quản khoai lang trong điều kiện nhiệt độ thích hợp: Bạn không nên giữ khoai lang trong tủ lạnh vì nhiệt độ thấp trong tủ lạnh dễ khiến củ khoai bị mọc mập, héo úng, mất mùi vị. Để khoai lang giữ nguyên hương vị, bạn nên bảo quản khoai ở nơi thoáng mát, không bị ẩm mốc. Ngoài ra, bạn không nên để khoai lang trong túi nilon quá kín.
  • Khoai lang nếu được bảo quản trong nhiệt độ và môi trường thích hợp thì có thể dùng được từ 7 đến 10 ngày. Củ khoai cũng không bị mọc mầm, giữ nguyên mùi vị thơm ngon và giá trị dinh dưỡng.
  • Không nên ăn khoai lang mọc mầm có xuất hiện đốm đen và nâu vì những củ khoai này có thể khiến bạn bị ngộ độc nếu ăn phải. Trong trường hợp bạn muốn tận dụng củ khoai lang mọc mầm, bạn chỉ nên chọn ăn củ vừa mới mọc mầm, không có đốm đen và nâu.

Củ khoai lang khi bị mầm mầm sẽ không chứa quá nhiều độc tố và vẫn có thể ăn được. Tuy nhiên, mùi vị và giá trị dinh dưỡng của củ khoai đã bị thay đổi, không còn nguyên như trước. Mong rằng những chia sẻ trên đã giúp bạn giải đáp thắc mắc khoai lang mọc mầm có ăn được không. Tốt nhất, bạn không nên ăn khoai đã mọc mầm mà chỉ nên ăn khoai tươi để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.