Khoai sọ mọc mầm có ăn được không? Nên lưu ý gì khi ăn?

khoai sọ mọc mầm có ăn được không

Mục Lục

Khoai sọ mọc mầm có ăn được không là câu hỏi của khá nhiều chị em nội trợ. Vì tình trạng khoai mọc mầm luôn diễn ra khá thường xuyên trong căn bếp. Tuy nhiên không phải loại khoai nào mọc mầm chúng ta cũng có thể sử dụng được.

Khoai sọ là mọt loại khoai rất quen thuộc và nó được chế biến thành nhiều món ăn thơm ngon và dân dã. Sẽ có nhiều người thường lầm lẫn giữa khoai sọ và khoai môn. Khoai sọ cũng như những loại rau củ khác. Nếu chúng ta không bảo quản chúng sẽ dễ mọc mầm lên. Vì thế những câu hỏi như khoai sọ mọc mầm có ăn được không hay khoai môn mọc mầm có ăn được không đã dần xuất hiện. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn trả lời câu hỏi này.

1. Tác dụng của khoai sọ

1.1. Giảm nguy cơ liên quan đến ung thư

khoai sọ mọc mầm có ăn được không

Giảm thiểu ung thư

Khi đã nhắc đến ung thư, chúng ta không thể bỏ qua vai trò của củ khoai sọ trong việc chống lại quá trình oxy hoá của cơ thể.

Trong khoai sọ có một hàm lượng vitamin A, C cao. Bên cạnh đó nó còn chứa nhiều chất chống oxy hóa phenolic khác giúp tăng cường thêm hệ thống miễn dịch. Điều này đã giúp loại bỏ đi các gốc tự do nguy hiểm bên trong cơ thể. Những nghiên cứu gần đây đã chứng minh rằng khoai sọ hoàn toàn có khả năng chống ung thư. Đó là bởi vì trong nó có chứa một hợp chất polyphenol, quercetin giúp tiêu diệt tế bào ung thư.

1.2. Giúp giảm cân

Béo phì là một trong những yếu tố đã làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường type 2 và nhiều bệnh khác. Tuy nhiên, chất xơ đã được nghiên cứu là có khả năng diệt trừ các tế bào này và cải thiện cân nặng.

Khoai sọ nằm trong danh sách những thực phẩm có hàm lượng calo cao. Nhưng chúng lại không chứa nhiều chất béo. Ngược lại còn rất giàu chất xơ, vitamin và khoáng chất khác. Do đó khi dùng khoai sọ, bạn sẽ hạn chế được tình trạng tăng cân, giảm mỡ thừa trong cơ thể.

1.3. Cải thiện huyết áp

Bên cạnh xơ, kali cũng là một chất có mặt nhiều trong khoai sọ để giúp tăng cường sức khoẻ tim mạch. Đây cũng là một trong những cách giúp duy trì huyết áp ổn định. Đối với những ai cao huyết áp, các bác sĩ sẽ thường khuyên họ nên dùng loại khoai này.

1.4. Tốt cho tiêu hóa

khoai sọ mọc mầm có ăn được không

Tốt cho hệ tiêu hoá

Một trong những công dụng khác của khoai sọ không thể bỏ qua chính là tăng cường chức năng tiêu hoá. bởi vì ngoài lượng calo và tinh bột cao thì khoai sọ còn rất giàu các chất xơ giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn hơn, giúp thức ăn tiêu hóa dễ dàng.

1.5. Chống suy nhược cơ thể

Trong khoai sọ có chứa nhiều chất Gluxit nên sẽ giúp cho cơ thể có thêm năng lượng. Qua đó cũng góp phần chống lại tình trạng cơ thể bị suy nhược thần kinh. Những ai bị suy nhược có thể tham khảo món canh khoai sọ nấu với thịt hoặc móng giò để giúp cơ thể phục hồi nhanh hơn.

2. Khoai sọ mọc mầm có ăn được không?

Có nhiều người đã cho rằng khoai sọ dù mọc mầm nhưng vẫn đảm bảo được dinh dưỡng. Bởi vì bản chất của khoai sọ vốn là một loại củ đã mọc mầm. Sau khi thu hoạch chúng ta sẽ bỏ thân và lá mà chỉ lấy củ. Tuy nhiên, nếu khoai sọ sau khi thu hoạch lại tiếp tục mọc mầm lần nữa thì lại không tốt. Lúc này thành phần dinh dưỡng trong chúng đã bị biến đổi hoặc biến chất. Vì vậy nguy cơ gây độc sẽ càng tăng cao hơn. Nên khi nấu nướng hay chế biến sẽ dẫn đến nhiều ảnh hưởng cho sức khoẻ. Vì vậy câu hỏi khoai sọ mọc mầm có ăn được không? Đáp án là không nhé!

3. Một số chú ý khi dùng khoai sọ

  • Nếu đã thấy khoai bị hỏng thì tốt nhất bạn nên cắt bỏ đi phần bị hỏng và mọc mầm để hạn chế tình trạng ngộ độc.
  • Khi sơ chế không nên gọt bỏ đi vỏ khoai quá dày. Vì điều này sẽ khiến cho lượng lớn protein bị mất đi.
  • Trong khoai có chứa chất gây ngứa. Vì thế những ai có làn da nhạy cảm thì nên chuẩn bị găng tay để sơ chế khoai sọ.
  • Khi chế biến, tốt nhất bạn nên ngâm khoai kỹ và chế biến trên bếp thật lâu để loại bỏ đi calci oxalat.
  • Ai bị bệnh có đờm thì không nên dùng khoai sọ. Điều này sẽ càng làm tăng lượng đờm trong cổ họng cũng như khó phục hồi sớm được.
  • Những ai bị dị ứng như nổi mề đay, chàm, hen suyễn hay viêm mũi thì cũng không nên sử dụng khoai sọ. Vì nó sẽ càng làm trầm trọng bệnh hơn.
  • Hãy hạn chế hoặc không nên ăn khoai vì hệ tiêu hoá của bé lúc này sẽ còn khá yếu.
  • Những ai có tiền sử bị gout cũng không nên ăn khoai sọ. Bởi trong khoai vốn chứa hàm lượng lớn calci oxalat vì thế sẽ khiến cho người bệnh càng trầm trọng hơn.
khoai sọ mọc mầm có ăn được không

Lưu ý khi dùng khoai sọ

Khoai sọ có rất nhiều công dụng cho sức khoẻ. Nhưng bên cạnh đó, nó cũng có không ít tác hại. Vì vậy hãy cẩn thận khi ăn khoai sọ, đặc biệt là khi nó đã nảy mầm. Vậy bạn đã biết được khoai sọ mọc mầm có ăn được không rồi đúng không? Hy vọng bài viết trên sẽ giúp bạn thêm nhiều kiến thức thú vị về khoai sọ nhé!