Khoai tây mọc mầm có ăn được không?

khoai tây mọc mầm có ăn được không

Mục Lục

Khoai tây mọc mầm có ăn được không? Khoai tây là một loại thực phẩm rất đặc biệt, có hàm lượng tinh bột cao, giàu vitamin. Nhưng nếu khoai tây đã cũ và còn mọc mầm non thì liệu có thể sử dụng tiếp? Chúng tôi sẽ cho bạn câu trả lời ngay sau đây.

Vậy, có thực sự không được ăn khoai tây mọc mầm không? Có cách nào để làm với khoai tây đã mọc mầm không? Chúng ta sẽ bị bệnh hoặc thậm chí nguy hiểm đến tính mạng nếu ăn phải khoai tây? Tất cả câu trả lời mà bạn cần sẽ có trong bài viết dưới đây.

1. Khoai tây mọc mầm có ăn được không?

Khoai tây rất dễ mọc mầm vào mùa xuân hoặc do bảo quản không đúng cách. Vì nhiều lý do mà nhiều người không muốn vứt khoai đi và sẽ thắc mắc khoai tây mọc mầm có ăn được không?

khoai tây mọc mầm có ăn được không

Đi tìm câu trả lời Khoai tây mọc mầm có ăn được không?

Thật ra ăn nhiều khoai tây nảy mầm ăn vào rất dễ bị ngộ độc, vì khoai tây sau khi nảy mầm có thể tạo ra một chất độc alkaloid-solanin. Độc tố solanin này phân bố dưới lớp vỏ, chồi và mắt chồi của khoai tây để lâu. Solanin có tính ăn mòn và tán huyết, có thể làm tê liệt trung tâm thần kinh và hô hấp của chúng ta.

Nếu bạn vô tình ăn phải 200 mg solanin (khoảng 30 gam khoai tây còn xanh và đang mọc mầm), bạn sẽ bị khô họng, ngứa cổ họng, tê, buồn nôn, nôn mửa, tiêu chảy. Sau khi ăn trong vòng 30 phút sẽ thấy chóng mặt và các triệu chứng khác của ngộ độc. Nếu ăn phải 300 – 400 mg solanin trở lên, trường hợp nặng sẽ bị sốt, khó thở, co giật,… Nếu không được cấp cứu kịp thời, thậm chí có thể tử vong. Như vậy, có thể hiểu khoai tây mọc mầm không thể ăn được đặc biệt là các củ khoai tây đã lên mầm nhiều và cao, đã phân thành các nhánh.

2. Khoai tây mới mọc mầm có ăn được không?

Chúng ta đã biết rằng khoai tây mọc mầm có ăn được không thế nhưng nếu khoai tây nhà bạn chỉ mới nhú mầm nhỏ thì sao? Liệu có thể tận dụng chúng để ăn được không?

khoai tây mọc mầm có ăn được không

Phân biệt 2 loại khoai tây mọc mầm có ăn được không.

Nếu khoai tây chỉ có một mầm, sẽ quá lãng phí nếu bạn vứt tất cả củ khoai đi. Bạn có thể loại bỏ các mầm và ăn phần còn lại mà không bị hư hỏng? Khi khoai vừa nhú hoặc chồi chưa đủ lớn, bạn có thể đào bỏ chồi và lỗ chồi, phần còn lại vẫn có thể ăn được. Vì lúc này chất độc vẫn còn tập trung ở mắt búp và các bộ phận lân cận nên chất độc chưa phát tán. Trong trường hợp bình thường, nếu bạn ăn ít khoai tây thì không có vấn đề gì.

Nếu bạn lo lắng về những ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của việc đào phần mầm của khoai tây và ăn nó, bạn có thể gọt vỏ khoai tây sau khi đào hết chồi và rễ. Ngâm chúng trong nước hơn nửa giờ trước khi chế biến và sẽ an toàn hơn khi ăn.

Ngoài ra, những loại khoai tây như vậy không thích hợp để rán hoặc thái sợi. Tốt nhất nên dùng phương pháp om, hầm hoặc luộc để ăn. Vì solanin rất dễ bị phân hủy sau khi gặp axit, bạn có thể thêm một lượng giấm thích hợp trong quá trình nấu ăn. Để đẩy nhanh quá trình phá hủy solanin và ngăn chặn solanin gây hại cho cơ thể con người. Và cố gắng nấu chín khoai tây càng nhiều càng tốt, và không ăn khoai tây nửa sống nửa chín.

3. Làm thế nào để ngăn ngừa ngộ độc khoai tây nảy mầm?

Chúng ta đã biết khoai tây mọc mầm có ăn được không qua những thông tin vừa rồi. Thế nhưng làm thế nào để nhận biết và ngăn ngừa ăn nhầm độc tố của khoai tây? Câu trả lời sẽ có ngay sau đây!

khoai tây mọc mầm có ăn được không

Không ăn khoai tây có quá nhiều mầm và vỏ xanh đen.

Nhận biết đầu tiên đó chính là không ăn khoai tây có quá nhiều mầm và vỏ xanh đen. Đối với những củ khoai tây ít nảy mầm, màu da không thay đổi rõ rệt, còn cứng thì có thể sử dụng. Khi ăn, trước tiên bạn nên đào bỏ chồi, mắt mầm và gọt bỏ lớp vỏ (vì solanin chủ yếu tập trung ở lớp vỏ, gọt vỏ có thể làm giảm đáng kể hàm lượng Solanin).

Sau đó cắt thành từng miếng, ngâm trong nước từ 1 đến 2 giờ (solanin có thể tan trong nước), sau đó bạn có thể cắt vừa ăn. Và cho một lượng giấm gạo thích hợp (solanin có tính kiềm yếu), dùng giấm để phân hủy solanin, có thể đóng vai trò giải độc.

Có thể bạn quan tâm: Khoai lang mọc mầm có ăn được không? Cần lưu ý gì?

4. Khoai tây mọc mầm có tác dụng gì?

khoai tây mọc mầm có ăn được không

Khoai tây mọc mầm cũng có công dụng nhất định.

Rất nhiều người quan tâm khoai tây mọc mầm có ăn được không? Nhưng ít ai tìm hiểu rằng khoai tây mọc mầm cũng có công dụng nhất định.

Khoai tây sau khi nảy mầm có độc nhưng lại rất hữu dụng. Nồi nhôm nhà lâu ngày sẽ đóng cặn, lúc này bạn cho 3 đến 5 củ khoai tây vào nồi luộc vài tiếng đồng hồ. Cặn đống sẽ rơi ra từng mảnh, hiệu quả rõ ràng mà không làm hỏng nồi nhôm.

Khoai tây mọc mầm có đắp mặt được không?

Ngày nay, nhiều người thức đêm hàng ngày sẽ bị thâm quầng mắt, dùng khoai tây đã mọc mầm có thể cải thiện. Cắt bỏ mầm và lõi mần, cắt thành miếng mỏng rồi đắp quanh mắt, để khoảng 20 phút sẽ hết thâm quầng và sưng mắt. Nếu bạn không muốn có quầng thâm, bạn có thể thử nó.

Chúng ta đã biết khoai tây mọc mầm có ăn được không và cách sử dụng sao cho đúng. Tóm lại, nếu có điều kiện thì tốt nhất là không nên ăn khoai tây đã mọc mầm. Đối với khoai tây ít mọc mầm có thể xử lý gọt vỏ, ngâm, hấp, thêm giấm gạo và các phương pháp khác để tránh tác hại với sức khỏe con người.

Xem thêm: Ăn khoai tây có mập không – Cách ăn khoai tây vào bữa tối