Loãng xương ở người trẻ – nguyên nhân, triệu chứng?

loãng xương ở người trẻ

Mục Lục

Loãng xương ở người trẻ hiện nay đang là một tình trạng đáng báo động. Không chỉ ở những người lớn tuổi, tình trạng bệnh xương khớp đang diễn ra với tốc độ chóng mặt. Không những thế, sự “trẻ hóa” của những căn bệnh này ngày càng đáng lo.

Vậy loãng xương ở người trẻ cụ thể là tình trạng gì? Cách khắc phục ra sao? Hãy để bài viết sau giúp bạn một bước tìm hiểu cụ thể và có cách phòng tránh cho bản thân mình bạn nhé!

1. Loãng xương là gì?

Loãng xương và loãng xương ở người trẻ là tình trạng rối loạn chuyển hóa xương. Từ đó dẫn đến tổn thương độ chắc khỏe của xương. Đồng thời làm tăng nguy cơ gãy xương, trước đây nhiều người cho rằng loãng xương là bệnh thường gặp ở phụ nữ sau mãn kinh và người già. Nhưng ngày nay, căn bệnh này đã “lây lan” sang giới trẻ.

Loãng xương ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống của người bệnh. Đặc biệt, trường hợp loãng xương ở những người trẻ tuổi, đang trong độ tuổi lao động ảnh hưởng rất nhiều đến công việc và sự nghiệp của người bệnh.

loãng xương ở người trẻ

Loãng xương ở người trẻ là gì?

2. Nguyên nhân gây loãng xương ở người trẻ

Bệnh loãng xương ở người trẻ tuổi chính là loại loãng xương thứ phát. Người trẻ bị loãng xương do nhiều nguyên nhân như bệnh nội tiết, bệnh thận mãn tính, bệnh khớp mãn tính hoặc các bệnh tự miễn như lupus, viêm khớp dạng thấp. Ngoài ra còn có thể do hội chứng kém hấp thu, sử dụng các loại thuốc làm mất xương như: corticoid, thuốc chống co giật …

Bên cạnh đó, nhiều bạn trẻ lười vận động, sử dụng nhiều chất kích thích như rượu, bia, cà phê, thuốc lá … Phụ nữ thích ăn kiêng, có thói quen che chắn quá kỹ mỗi khi ra ngoài khiến da không thể tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, dẫn đến thiếu vitamin D trầm trọng. Tất cả những yếu tố này đều ảnh hưởng đến quá trình hấp thụ và chuyển hóa của cơ thể cũng như làm mất cân bằng giữa quá trình tạo xương và hủy xương. Từ đó có thể dẫn đến loãng xương.

Loãng xương là căn bệnh để lại hậu quả nghiêm trọng. Nó khiến người bệnh đau đớn, mệt mỏi kéo dài. Từ đó có thể dẫn đến gãy xương, tăng nguy cơ tàn phế và tử vong. Dần dần ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh, của gia đình và xã hội.

loãng xương ở người trẻ

Nguyên nhân gây ra loãng xương ở người trẻ?

3. Cách chữa trị bệnh loãng xương ở người trẻ ra sao?

Điều trị loãng xương thật ra không quá khó. Điều quan trọng nhất à người bệnh cần phải kiên nhẫn, nhất là bệnh nhân trẻ tuổi.

Vì vậy, các chuyên gia khuyến cáo không nên đứng hoặc ngồi quá lâu. Nếu vì công việc mà bạn phải đứng hoặc ngồi lâu thì nên đứng hoặc ngồi đúng tư thế và có thời gian nghỉ ngơi hợp lý. Khi các triệu chứng đau lưng xuất hiện phải đến cơ sở y tế sớm để chẩn đoán kịp thời đau lưng bệnh lý. Từ đó tùy theo nguyên nhân gây đau lưng mà các bác sĩ sẽ đưa ra các phương pháp điều trị khác nhau. Không tự ý dùng thuốc hay tự chữa trị tại nhà.

4. Phòng tránh loãng xương ở người trẻ ngay hôm nay

4.1. Trẻ sơ sinh cần được tăng cường hấp thụ vitamin D

Trẻ sinh ra nhẹ cân dưới 2,5kg, không được bú mẹ, không được tắm nắng… có nguy cơ cao bị còi xương. Trẻ bị còi xương phát hiện trước hai tuổi sẽ hồi phục tốt. Thế nhưng nếu nó trở thành di chứng như chân vòng kiềng, tay cán vá hay hẹp khung chậu… thì hầu như không thể. Nguyên nhân chính của bệnh còi xương đó là do thiếu vitamin D. Thức ăn chứa ít vitamin D hơn, nhưng bù lại da sẽ tổng hợp được loại vitamin này. Cha mẹ thường cho bé ăn sáng dưới nắng để tổng hợp vitamin D giúp xương chắc khỏe nhưng chỉ được vài tháng thì lại quên áp dụng việc này.

Nếu không có vitamin D, lượng canxi trong thức ăn không được ruột non hấp thụ, cơ thể sẽ lấy canxi dự trữ trong xương ra ngoài. Mục đích để cung cấp cho các nhu cầu khác của các cơ quan, bộ phận và đây là một trong những nguyên nhân làm yếu xương. Tuy nhiên, việc bổ sung các loại thực phẩm, thực phẩm chức năng giàu canxi lại là yếu tố tạo điều kiện cho sỏi niệu hình thành. Vì canxi được hấp thu ở ruột sẽ làm tăng đào thải qua thận. Điều này ít xảy ra ở trẻ em hơn người lớn, nhưng không phải là không có. Vì vậy nếu muốn bổ sung canxi, cần lưu ý chỉ nên bổ sung khoảng 800 – 1500 mg tùy theo độ tuổi. Việc bổ sung canxi quá nhiều cũng làm cho sụn đầu xương nhanh chóng ảnh hưởng đến xương cao.

loãng xương ở người trẻ

Cho trẻ em tắm nắng để tăng cường hấp thụ vitamin D

4.2. Khám sức khỏe theo định kỳ

  • Chúng ta nên có lịch khám sức khỏe để phát hiện sớm bệnh loãng xương ở người trẻ.
  • Để giữ cho xương khỏe mạnh, cần vận động nhiều để xương không bị mất dần chất lượng giữa các khớp nối, biến dạng… Những người làm việc văn phòng không nên ngồi quá lâu, nên có những bài tập thể dục giữa thời gian để xương không bị mất một cách lãng phí.
  • Vitamin D còn được gọi là “vitamin ánh nắng mặt trời” (Sunshine Vitamin), vì bạn chỉ cần tắm nắng là được. Tiếp xúc với ánh nắng mặt trời trong 10 – 15 phút hai hoặc ba lần một tuần sẽ nhận được tất cả lượng vitamin D bạn cần. Bạn nên tắm nắng vào buổi sáng hoặc chiều để tránh các tia UV có hại cho da nhé.
loãng xương ở người trẻ

Tập thể dục và khám sức khỏe định kỳ

Loãng xương ở người trẻ là một tình trạng đáng lo ngại. Nhưng ta cũng hoàn toàn có thể ứng phó, phòng ngừa nó ngay hôm nay. Hãy bảo vệ, chăm sóc sức khỏe của mình kỹ lưỡng mỗi ngày bạn nhé! Sức khỏe luôn luôn là điều quan trọng nhất.

Xem thêm:

Hướng dẫn cách xoa bóp chân hạn chế đau nhức

Phương pháp massage toàn thân phổ biến hiện nay

Cách massage chân chữa bệnh an toàn, hiệu quả tại nhà