Mục Lục
Măng là một trong các loại thực phẩm có tác dụng tốt cho sức khỏe. Măng có tác dụng gì? Cần lưu ý gì khi ăn măng? Những thông tin được tổng hợp và chia sẻ trong bài viết này sẽ giúp bạn sử dụng măng một cách hiệu quả.
Măng là thực phẩm chẳng những có giá trị dinh dưỡng cao mà còn giúp chữa bệnh tốt. Chắc chắn sau khi biết được ăn măng có tác dụng gì cho cơ thể, bạn sẽ bổ sung ngay món ăn này vào thực đơn hàng ngày đấy!
1. Giá trị dinh dưỡng của măng

Măng chứa nhiều chất dinh dưỡng quý giá
Trong nền ẩm thực Việt Nam, măng là món ăn không thể thiếu và hết sức quen thuộc. Măng có nhiều loại như măng trúc, măng tre, măng nứa, măng tây, măng vầu…
Thành phần của măng có chứa nhiều chất xơ giúp tránh được triệu chứng táo bón. Trong măng có chứa chất đạm, bột đường, chất béo, canxi, các vitamin nhóm B, photpho cần thiết cho cơ thể. Mặc dù vậy, không phải đối tượng nào cũng có thể ăn được măng. Loại thực phẩm này có chứa nhiều chất không tốt cho sức khỏe của mẹ bầu hoặc các đối tượng mắc bệnh thận, dạ dày, gout.
2. Ăn măng có tác dụng gì đối với sức khỏe?
Măng có công dụng tốt cho sức khỏe, giúp hỗ trợ nhiều bệnh tật. Một số tác dụng ít người biết mà măng mang lại có thể kể đến là:
- Hỗ trợ giảm cân tốt nhờ thành phần chất xơ giúp thỏa mãn cơn đói, lượng calo không cao, tỷ lệ carbohydrate thấp.
- Kiểm soát hàm lượng cholesterol xấu vì có chứa chất béo và calo không đáng kể cùng lượng chất xơ dồi dào.
- Tốt cho hệ tim mạch với các khoáng chất thiết yếu như kali và selen có lợi cho tim, lượng đường và carbohydrate thấp đề phòng bệnh tim mạch, chất xơ giúp đào thải các cholesterol xấu ra khỏi cơ thể, thanh lọc động mạch, giảm nguy cơ mắc bệnh tim.
- Phòng chống bệnh ung thư nhờ giàu chất oxy hóa giúp loại bỏ các gốc tự do gây ung thư và cung cấp chất phytosterol tự nhiên ức chế sự tăng trưởng và đột biến của các khối u.

Ăn măng giúp tăng cường hệ miễn dịch trong cơ thể
- Tăng cường miễn dịch, giúp cơ thể hoạt động trơn tru vì thành phần có chứa nhiều khoáng chất và vitamin cần thiết như vitamin A, vitamin B, vitamin C, vitamin E, nâng cao khả năng của hệ miễn dịch.
- Chống viêm, giảm đau, chữa lành các vết loét.
- Tốt cho người đang ăn kiêng, duy trì hoạt động của đường ruột, thành phần giàu chất xơ mà ít calo đã biến măng thành món ăn lý tưởng cho người ăn kiêng.
- Điều trị những vấn đề về hô hấp, hen suyễn, khó thở, viêm phế quản. Đặc tính chống viêm của măng tây cũng có công dụng chữa bệnh viêm đường hô hấp, giúp long đờm.
- Chữa các vấn đề về dạ dày, làm mềm phân, chữa chứng táo bón, khắc phục vấn đề về đường ruột.
- Kháng khuẩn, kháng virus, trở thành phương thuốc hữu ích cho các bệnh do vi khuẩn và virus gây ra.
3. Những đối tượng không nên ăn măng

Người mắc bệnh gout không nên ăn măng
Tuy măng có thành phần chứa nhiều chất dinh dưỡng nhưng không phải ai cũng có thể ăn măng. Một số đối tượng không nên ăn măng là:
- Phụ nữ đang mang thai: Thành phần của măng có chứa nhiều độc tố nguy hiểm, chẳng hạn như glucozit làm sản sinh ra acid cyanhydric. Khi măng tây đi vào dạ dày, chất glucozit sẽ bị phân hủy do tác dụng của men tiêu hóa và axit có trong dạ dày, kế tiếp, acid cyanhydric sẽ bị đẩy ra bên ngoài dưới dạng dịch nôn, nghĩa là cơ thể không chịu nổi chất độc. Đã có không ít mẹ bầu bị ngộ độc măng với nhiều mức độ như đau bụng, nôn ói, đau đầu. Các hiện tượng này tương tự như khi bị ngộ độc sắn. Đến nay vẫn chưa có nghiên cứu nào chứng minh mẹ bầu ăn măng sẽ khiến thai nhi bị nhiễm độc nhưng các bác sĩ vẫn khuyến cáo mẹ đang mang thai không được ăn măng, nhất là măng tươi.
- Bệnh nhân mắc bệnh thận: Măng tre và măng tây là thực phẩm có chứa thành phần giàu canxi nên không có lợi cho bệnh nhân bị thận mãn tính hoặc bệnh nhân suy thận.
- Trẻ em trong độ tuổi dậy thì ăn nhiều măng sẽ bị thiếu canxi gây ra tình trạng còi xương, chậm phát triển vì thành phần các chất khó tiêu hóa dễ kết hợp với kẽm, canxi, sắt tạo thành chất phức hợp làm cơ thể khó hấp thụ dinh dưỡng.
- Đối tượng bị đau dạ dày: Măng có chứa thành phần acid cyanhydric cao không tốt cho dạ dày, vì thế người bị đau dạ dày cần kiêng nhiều thực phẩm trong chế độ ăn uống, trong đó có măng.
- Bệnh nhân mắc bệnh gout cần cẩn trọng với khẩu phần ăn uống vì lượng acid uric trong máu có khả năng tăng cao và bệnh sẽ nghiêm trọng hơn. Những thực phẩm như măng trúc, măng tây, măng tre sẽ khiến tốc độ tổng hợp acid uric trong cơ thể gia tăng, không tốt cho sức khỏe.
Các tài liệu Đông y đã kết luận rằng, măng là thực phẩm có nguồn dinh dưỡng đa dạng, hương vị phong phú và tốt cho sức khỏe. Mong rằng những đáp án cho câu hỏi măng có tác dụng gì đã được chia sẻ đến bạn một cách đầy đủ nhất. Bạn hãy biết cách sử dụng măng một cách hợp lý, liều lượng vừa phải để cơ thể nhận được tối đa lượng dưỡng chất từ măng nhé!