Mọc mụn ở lông mày: Nguyên nhân và biện pháp điều trị

Mọc mụn ở lông mày

Mục Lục

Ở mỗi vị trí nổi mụn sẽ biểu thị cho một tình trạng khác nhau của cơ thể. Mọc mụn ở lông mày là do nguyên nhân nào và có biện pháp nào để khắc phục tình trạng này? Bạn hãy tham khảo những thông tin được tổng hợp trong bài viết sau.

Tuy không phổ biến nhưng tình trạng mọc mụn ở lông mày thường khó điều trị dứt điểm. Lý do là vì đây là vị trí có nhiều dầu thừa nên khó làm sạch da. Biết được nguyên nhân sẽ giúp bạn có cách xử lý và phòng ngừa hiệu quả.

1. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng mọc mụn ở lông mày

Mọc mụn ở lông mày

Tuyến bã nhờn trên da hoạt động điều tiết quá mạnh mẽ khiến da nổi mụn trên lông mày

  • Tuyến bã nhờn trên da hoạt động điều tiết quá mạnh mẽ khiến bề mặt da xuất hiện nhiều bã nhờn, môi trường trên da ẩm thấp khiến các vi khuẩn, bụi bẩn từ bên ngoài môi trường xâm nhập và tác động trực tiếp dẫn đến tình trạng mọc mụn ở chân mày.
  • Lông mày mọc ngược còn là một nguyên nhân gây ra tình trạng mọc mụn ở chân mày trái hoặc mọc mụn ở chân mày phải. Để ngăn ngừa lông mày mọc ngược, bạn có thể không cạo hay nhổ lông mày, nếu nhất thiết phải cạo thì cần vệ sinh dao cạo cẩn thận, sử dụng kem dưỡng ẩm trước khi cạo để các nang lông được mềm và cuối cùng là rửa mặt sạch sẽ sau khi cạo lông mày
  • Thường xuyên tẩy lông, wax lông nhưng thực hiện không đúng cách hoặc dụng cụ không đảm bảo vệ sinh, không loại bỏ được gốc chân lông hoàn toàn khiến hoạt động điều tiết dầu nhờn trên ra bị thúc đẩy diễn ra mạnh mẽ.
  • Do sử dụng mỹ phẩm thường xuyên hoặc chọn mỹ phẩm giá rẻ không chất lượng.

2. Mụn mọc trên lông mày là biểu hiện của bệnh gì?

Mọc mụn ở lông mày

Lông mày nổi mụn có thể là do chức năng gan suy giảm

Tình trạng mụn mọc trên lông mày sẽ phản ánh nhiều vấn đề về sức khỏe mà cơ thể đang gặp phải, chẳng hạn như:

  • Liên quan đến hệ thần kinh, ví dụ như tâm lý căng thẳng kéo dài khiến hormone mất cân bằng dẫn đến mọc mụn.
  • Chức năng gan bị suy giảm khiến cho hoạt động hấp thụ, bài tiết và đào thải độc tố bên trong cơ thể ra ngoài không được vận hành trơn tru dẫn đến trì trệ.
  • Hệ tuần hoàn máu kém khiến máu huyết không lưu thông, cơ thể không được cung cấp dưỡng chất nuôi dưỡng đầy đủ.

Đọc thêm: Da mụn có nên cạo lông mặt không?

3. Làm thế nào để khắc phục tình trạng mụn trên lông mày?

  • Làm sạch da đúng cách, rửa mặt bằng sữa rửa mặt dịu nhẹ mỗi ngày 2 lần, chọn sản phẩm có thành phần lành tính, dịu nhẹ để đảm bảo cho da mặt an toàn tuyệt đối.
  • Tránh dùng sản phẩm có chất tẩy rửa mạnh vì nó sẽ gây bào mòn làn da, tăng nguy cơ kích ứng.
  • Nếu mụn mọc ở lông mày với mức độ nặng gây sưng viêm, mẩn đỏ, ngứa rát, đau nhức, bạn chỉ nên dùng nước muối sinh lý rửa mặt.
  • Chỉ tẩy tế bào chết cho làn da bị mọc mụn ở lông mày mỗi tuần 1 lần, tránh sử dụng sản phẩm có chứa hoạt chất axit tẩy rửa quá cao.
  • Bảo vệ da kỹ lưỡng, thoa kem chống nắng thường xuyên, mặc áo khác dài tay khi đi ra đường.
  • Chọn sản phẩm kem chống nắng phù hợp với tình trạng da, có thành phần dịu nhẹ để da không bị kích ứng.
  • Nên chọn các sản phẩm không chứa cồn, chất tạo mùi hương, chất bảo quản, hoạt chất paraben.
  • Mỗi ngày, bạn cần tẩy trang thật sạch để làn da mặt được mềm mịn, thông thoáng nhằm bảo vệ làn da.
Mọc mụn ở lông mày

Tẩy trang sạch sẽ giúp hạn chế nổi mụn trên lông mày

  • Vệ sinh sạch sẽ các dụng cụ, phụ kiện sử dụng hằng ngày vì chúng tồn tại nhiều vi khuẩn và bụi bẩn. Những vật dụng bạn cần làm vệ sinh sạch sẽ là nón bảo hiểm, mũ, khăn lau mặt để cải thiện và đẩy lùi các tình trạng mụn trên lông mày.
  • Không nên để tóc mái vì điều này sẽ khiến cho vùng trán tiết nhiều dầu nhờn hơn gây bí bách, nóng bức, đổ mồ hôi, tạo môi trường ẩm thấp làm cho bụi bẩn, vi khuẩn gây mụn hình thành, sinh sôi và phát triển.
  • Uống thuốc trị mụn theo toa bao gồm các loại thuốc kháng sinh đường uống hoặc dạng bôi, retinoids hoặc các dẫn xuất vitamin A, thuốc tránh thai đường uống.
  • Thay đổi chế độ dinh dưỡng và thói quen ăn uống hằng ngày: Bạn không nên ăn các thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ như thức ăn nhanh, đồ chiên, đồ cay nóng, đồ ngọt hay sử dụng các loại đồ uống có cồn khi đang gặp phải các vấn đề bị nổi mụn trên lông mày.
  • Tăng cường nạp vào cơ thể những loại thực phẩm trái cây, rau củ quả, vitamin, chất xơ vào các bữa ăn chính trong ngày.
  • Mỗi ngày, bạn nên uống tối thiểu 2l nước để thanh lọc cơ thể, cải thiện tình trạng nổi mụn trên chân mày một cách đáng kể.
  • Không sử dụng các chất tẩy rửa để tránh cho làn da bị khô hoặc bào mòn da.

Tình trạng mọc mụn ở lông mày sẽ phát triển nếu như các nang lông bị bụi bẩn, tế bào da chết và dầu thừa gây tắc nghẽn các nang lông. Mong rằng những thông tin trên đã giúp bạn có đầy đủ bí quyết để hạn chế tình trạng này. Bạn hãy làm sạch da để phòng ngừa hình thành mụn. Trong tình trạng điều trị tại nhà không mang lại hiệu quả, bạn hãy đến bệnh viện để được thăm khám và hướng dẫn phù hợp.

Bài viết liên quan: Mụn ở tai có nguy hiểm không? Cách chữa trị như thế nào?