Mọc mụn ở vành tai là dấu hiệu bệnh lý gì?

moc mun o vanh tai 4

Mục Lục

Mọc mụn ở vành tai là một tình trạng mà nhiều người gặp phải. Mụn không chỉ là một dấu hiệu cho thấy da của bạn đang có vấn đề. Mà nó còn báo hiệu cho chúng ta những bệnh lý ẩn sâu bên trong.

Vậy mọc mụn ở vành tai là dấu hiệu của bệnh lý gì? Bài viết sau đây sẽ giúp bạn tìm hiểu cụ thể về chủ đề này nhé.

1.  Nguyên nhân gây mụn bọc ở vành tai

1.1. Vệ sinh tai không đúng cách

Mọc mụn ở vành tai có thể do rất nhiều nguyên nhân khác nhau. Một trong số những nguyên nhân phổ biến gây ra mụn trên tai đó là do bạn chủ quan và đã bỏ qua việc vệ sinh tai mỗi khi bạn đi bơi hay vệ sinh tai khi rửa mặt. Vệ sinh tai kém rất dễ khiến khu vực bị vi khuẩn có hại tấn công. Hơn nữa, các loại dầu, bụi bẩn sẽ tích tụ lâu ngày gây ra mụn. Hoặc bạn để tai tiếp xúc với bàn tay bẩn thường xuyên cũng là những nguyên nhân khiến cho mụn trứng cá, mụn bọc mọc trên vành tai, xuất hiện và phát triển mạnh mẽ.

1.2. Mọc mụn do nhiễm trùng tai

Mọc mụn ở vành tai

Nhiễm trùng vùng tai

Đây cũng là một lý Có nhiều nguyên nhân gây ra nhiễm trùng tai. Đó có thể là do bạn sử dụng các loại nút tai không được sạch. Hoặc cũng có thể bạn đi bơi nơi có nguồn nước ô nhiễm. Từ đó, khiến cho phần trong ống tai bị sưng tấy, nổi nhiều mụn, kèm theo cảm giác đau nhức, khó chịu là dấu hiệu của bệnh viêm tai.

1.3. Mọc mụn do thay đổi nội tiết tố

Làn da luôn luôn là nơi thể hiện rõ sự thay đổi rõ nhất của nội tiết tố. Ở vùng tai, các nốt sần rất có thể là dấu hiệu cảnh báo cho việc bạn đang bị rối loạn hormone. Do đó, ở phụ nữ dậy thì, phụ nữ đang mang thai, chu kỳ kinh nguyệt hoặc bước vào giai đoạn tiền mãn kinh thì sẽ có khả năng bị mụn trứng cá ở tai cao nhất.

1.4. Một số nguyên nhân khác làm cho mọc mụn ở vành tai

Ngoài những nguyên nhân kể trên, khi bạn bị mọc mụn trên tai còn có thể xuất phát từ những nguyên nhân sau:

  • Tiết nhiều dầu trong tai.
  • Tiếp xúc bình thường với tay bẩn vào tai.
  • Không vệ sinh mũ bảo hiểm thường xuyên.
  • Căng thẳng quá mức.
  • Bấm lỗ tai nhưng không chăm sóc kỹ vết thương.

2. Mụn mọc ở vành tai nguy hiểm như thế nào?

Bị nổi mụn trên tai, nổi mụn nước ở vành tai thì có nguy hiểm không? Câu trả lời là có. Theo như các chuyên gia về da liễu, rìa tai , vành tai chính là nơi tập trung nhiều dây thần kinh. Mụn thịt, mụn bọc xuất hiện tuy không ảnh hưởng nhiều đến thẩm mỹ vùng dái tai. Thế nhưng những nốt mụn sưng to hoàn toàn có thể gây nhiễm trùng mạch máu ở vùng này.

Ngoài ra, dựa theo phương pháp chẩn đoán mụn “Face Mapping” cho biết vị trí của mụn cho biết tình trạng bệnh. Bởi vì mỗi vị trí trên gương mặt chúng ta đều có liên quan đến một cơ quan nội tạng cụ thể. Theo lý thuyết này thì mụn trứng cá dẫn đến các vấn đề về thận. Có thể bạn bị thiếu nước, thận bị suy giảm chức năng, làm việc quá tải. Nổi mụn ở sau tai có thể là dấu hiệu của các bệnh lý nghiêm trọng như:

Mọc mụn ở vành tai

Bản đồ “Face Mapping”

  • U nang bã nhờn.
  • Dày sừng nền da tiết bã.
  • Ung thư biểu mô tế bào.
  • Acanthoma fissuratum.
  • Sẹo lồi.

Xem thêm:

3. Cách xử lý mụn mọc ở vành tai

Cách trị mụn mọc ở vành tai ra sao? Hãy tham khảo một số gợi ý sau đây:

3.1. Chườm nóng

Chườm nóng chính là một cách đơn giản để điều trị nốt mụn trên tai. Cách thực hiện như sau:

  • Bước 1: Lau sạch sẽ nốt mụn bằng cồn y tế.
  • Bước 2: Nhúng khăn mềm sạch vào nước ấm.
  • Bước 3: Đẩy nước ra ngoài, gập đôi và đắp lên nốt mụn.
  • Bước 4: Giữ nguyên bên trong khoảng 10-15 phút, 3-4 lần/ngày.

3.2. Trà đen trị nổi mụn nhọt ở vành tai

Tannin có trong trà đen nếu kết hợp với hơi nóng từ khăn ấm thì hoàn toàn có khả năng giảm viêm và giảm sưng hiệu quả. Bạn có thể thực hiện việc làm giảm sưng mụn tai bằng trà đen lần lượt theo các bước sau:

  • Bước 1: Ngâm 1 túi trà đen vào nước nóng
  • Bước 2: Đặt túi trà lên nốt mụn
  • Bước 3: Giữ yên trong 10 – 15 phút, thực hiện đều đặn 3 – 4 tiếng / ngày

3.3. Sử dụng sữa trị vành tai nổi mụn

Trong sữa sẽ có chứa axit alpha hydroxy. Chúng có tác dụng loại bỏ tế bào chết và làm thông thoáng lỗ chân lông. Sau đây là hướng dẫn cách dùng sữa tươi trị mụn bọc ở tai:

  • Bước 1: Chuẩn bị 1 cốc sữa tươi không đường
  • Bước 2: Nhúng bông gòn vào sữa tươi rồi thoa lên vùng da bị mụn.
  • Bước 3: Để khoảng 10 – 15 phút, rửa sạch bằng nước ấm, lặp lại đều đặn 3 – 4 lần / ngày.

3.4. Điều trị mụn bọc ở vành tai bằng thuốc Tây

Đối với các trường hợp mụn bọc ở vành tai thuộc mức độ nặng. Tức vết mụn bị viêm nhiễm, cồi sưng to và thậm chí chứa mủ. Những trường hợp này sẽ được bác sĩ chỉ định sử dụng thuốc Tây để điều trị. Một số loại thuốc được sử dụng phổ biến là: Ibuprofen,, Minocycline, Doxycycline, Polysporin, Neosporin, Tretinoin, Isotretinoin, Naproxen,…

Mọc mụn ở vành tai

Điều trị bằng thuốc tây

Mọc mụn ở vành tai là một dấu hiệu chớ nên coi thường. Thông qua bài viết trên đây, chắc chắn bạn đã hiểu hơn về vấn đề này. Nếu cảm thấy những thông tin vừa rồi hữu ích, đừng ngần ngại chia sẻ cho bạn bè và người thân cùng đọc bạn nhé! Hẹn gặp lại bạn trong những bài viết sau.