Ngứa lòng bàn chân là bệnh gì, có nguy hiểm không?

ngua long ban chan 1

Mục Lục

Ngứa lòng bàn chân là một hiện tượng đôi khi ta sẽ gặp phải mà không để ý. Ngứa ở lòng bàn chân có khi rất nhẹ nhưng cũng đôi lúc ngứa dữ dội. Cơn ngứa sẽ khiến bệnh nhân khó chịu, gãi liên tục và thậm chí gây ra những xước xát không đáng có.

Vậy ngứa lòng bàn chân là bệnh gì? Có nguy hiểm hay không? Bài viết sau đây sẽ giúp bạn có câu trả lời.

1. Dị ứng gây ngứa lòng bàn chân

Bị ngứa lòng bàn chân đôi khi cũng có thể là do dị ứng. Dị ứng thậm chí được cho là nguyên nhân hàng đầu gây ra tình trạng ngứa da. Khi bạn cảm thấy lòng bàn chân nổi mẩn đỏ thì nhiều khả năng bạn đang bị dị ứng. Đó có thể là dị ứng với môi trường, dị ứng thời tiết, thức ăn, thuốc, hoặc các yếu tố khác.

Thông thường hay gặp nhất đó chính là tình trạng dị ứng thức ăn và dị ứng thời tiết. Dị ứng thời tiết sẽ có thể xảy ra khi nhiệt độ thay đổi nhanh chóng, đột ngột hoặc khi thời tiết quá ẩm, quá khô. Dị ứng thực phẩm thì hay xảy ra khi một người ăn thực phẩm gây ra phản ứng dị ứng với cơ địa của họ.

Ngứa lòng bàn chân

Dị ứng da

2. Mắc phải bệnh tổ đĩa

Tổ đỉa là một loại bệnh chàm (còn gọi là Eczema). Nguyên nhân gây ra bệnh đó là do hóa chất, do bùn đất, xà phòng… Vi khuẩn này sẽ thường trú ẩn ở tay, chân nên và khiến da dễ bị kích ứng.

Triệu chứng điển hình của bệnh đó là ngứa ngáy, nổi mụn nước ở lòng bàn chân. Đôi khi cơn ngứa lan sang tận da tay. Tình trạng ngứa ngáy ở lòng bàn chân và các mụn nước li ti sẽ lan rộng ra các ngón chân tạo cảm giác khó chịu cho người bệnh. Nếu như vô tình bị trầy xước, mụn sẽ bùng phát, gây ngứa ngáy khó chịu hơn nữa và thậm chí có thể nhiễm trùng.

3. Bệnh mề đay

Mề đay là căn bệnh tương đối phổ biến. Bệnh gây ngứa ở rất nhiều vùng khác nhau ở trên cơ thể. Ngoài việc bị ngứa thì bệnh còn có dấu hiệu nổi mẩn đỏ hoặc hồng. Vết nổi dày đặc lên hoặc rải rác. Nguyên nhân gây ra bệnh mề đay chủ yếu là do thức ăn, thời tiết, do cơ địa, lông thú cưng, bụi bẩn, dị ứng mỹ phẩm… Biểu hiện của bệnh mề đay có thể xuất hiện trong khoảng vài giờ hoặc vài ngày tùy theo mức độ bệnh.

4. Viêm da dị ứng

Ngứa lòng bàn chân

Viêm da dị ứng

Đây là một căn bệnh mãn tính, xuất phát từ làn da nhạy cảm và dễ tái phát. Nguyên nhân chính xác của bệnh hiện vẫn chưa được tìm ra. Thế nhưng theo các nhà khoa học, có thể do các yếu tố như môi trường, mỹ phẩm, thời tiết lạnh, v.v.

Các triệu chứng của bệnh viêm da cơ địa ta có thể gặp ở bất cứ đâu. Trong đó người bệnh sẽ có cảm giác ngứa lòng bàn chân và bàn tay. Biểu hiện cụ thể của bệnh là xuất hiện các nốt ban màu hồng ở lòng chân và tay. Theo thời gian, các mụn ở nước trên da sẽ kèm theo cảm giác đau rát. Khi mụn nước vỡ ra sẽ tiết dịch và đóng vảy và nặng hơn.

5. Bệnh ghẻ

Chân và tay nổi mẩn đỏ hoặc mụn nước, ngứa ngáy có thể là triệu chứng của bệnh ghẻ. Đây là một căn bệnh do ký sinh trùng gây ra. Nó không chỉ gây ngứa ở các chi mà người bệnh có thể bị ngứa ở bộ phận sinh dục, ở bụng dưới, bẹn… Triệu chứng ngứa nhiều hơn về đêm khiến người bệnh khó chịu đến mất ăn mất ngủ.

6. Lupus ban đỏ

Lupus là một căn bệnh tự miễn. Nó có thể ảnh hưởng đến sức khỏe do vi khuẩn tấn công và thậm chí phá hủy các tế bào khỏe mạnh. Biểu hiện của bệnh này là tay chân tê dại. Bệnh gây còn ra nhiều mẩn ngứa, mệt mỏi… Nếu như bệnh nhân không được điều trị kịp thời, lâu dần bệnh có thể ảnh hưởng đến xương khớp và tim mạch.

7. Bệnh nấm da

Bệnh nấm da sẽ gây ra tình trạng ngứa lòng bàn tay và lòng bàn chân. Nó còn nổi nhiều mụn nước, nếu mụn khô vảy thì sẽ vỡ ra. Hình thái khi tổn thương nấm da cũng đa dạng như bị mày đay. Bệnh này có thể lây lan sang các vùng da khác, rất nguy hiểm.

8. Thay đổi nội tiết tố

Khi nội tiết tố bị thay đổi đột ngột sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến dòng chảy của mật. Từ đó, bệnh kích thích gây ngứa dữ dội. Ngoài các triệu chứng ngứa ở lòng bàn tay, bàn chân thì bệnh còn gây ngứa ở bụng hoặc lưng.

Ngứa lòng bàn chân đôi khi cũng do thay đổi nội tiết tố thường gặp nhất ở phụ nữ mang thai. Nhất là phụ nữ trong giai đoạn tiền mãn kinh…

Ngứa lòng bàn chân

Nguyên nhân gây ngứa lòng bàn chân

9. Suy giảm chức năng gan và thận gây ngứa lòng bàn chân

Gan và thận chính là hai cơ quan chính chịu trách nhiệm thanh lọc và giải độc cho cơ thể của chúng ta. Do đó, khi chức năng của hai bộ phận này bị suy giảm thì độc tố không thể đào thải được sẽ tích tụ lại trong cơ thể. Lâu dần, chất này sẽ được thải ra ngoài thông qua da và gây ra phản ứng ngứa ngáy khó chịu. Bệnh nhân thường sẽ có triệu chứng bàn chân, bàn tay hoặc nổi mẩn ngứa khắp người.

Ngứa lòng bàn chân là một triệu chứng không thể coi thường. Hy vọng bài viết vừa rồi đã giúp bạn có được những thông tin hữu ích nhất về vấn đề này. Hãy chia sẻ cho bạn bè và người thân cùng được biết bạn nhé!

Nguồn: Ghemassageelip.com