Tác hại của lá tía tô có thể khiến bạn bất ngờ

tác hại của lá tía tô

Mục Lục

Tác hại của lá tía tô có lẽ là thông tin mà nhiều người vẫn chưa biết hết. Lá tía tô được xem là một loại thảo mộc, dược liệu an toàn và có nhiều ứng dụng trong cuộc sống. Tuy nhiên, giống như mọi loại thực phẩm khác, khi sử dụng không đúng cách, bạn có thể vô tình tạo ra những tác hại khôn lường.

Vậy những tác hại của lá tía tô là gì? Hãy cùng chúng tôi lần lượt điểm qua những thông tin thiết thực này thông qua bài viết dưới đây của ghemassageelip.com bạn nhé!

1. Các tinh chất, chất dinh dưỡng có trong lá tía tô

Lá tía tô là loại thảo dược quen thuộc với mọi nhà. Các dưỡng chất có trong 100g lá tía tô cụ thể như sau:

  • Năng lượng: 25 Kcal
  • Đạm: 2,9g
  • Tinh bột: 3,4g
  • Tro: 1000mg
  • Canxi: 170mg
  • Sắt: 3,2mg
  • Nước: 88,9g
  • Chất xơ: 3,6g
  • Phốt pho: 18,3mg
  • Vitamin C: 13mg

Vậy với những tinh chất kể trên thì tác hại của lá tía tô là gì?

tác hại của lá tía tô

Lá tía tô có chứa những thành phần gì?

2. Tác hại của lá tía tô là gì, có đáng lo ngại không?

Tác hại của lá tía tô gần như không nhiều. Tía tô là một vị thuốc đông y không độc nên dùng được cho mọi lứa tuổi. Tuy nhiên, do tính ấm, gây hưng phấn (ra mồ hôi) nên những đối tượng sau đây cần lưu ý khi sử dụng với số lượng nhiều:

  • Phụ nữ có thai: Phụ nữ có thai không nên dùng lá tía tô với số lượng lớn liên tục vì có thể làm tăng huyết áp của mẹ bầu. Lá tía tô tuy không gây hại nhưng có thể ảnh hưởng đến thai nhi.
  • Những người bị nhiệt miệng, hay ra mồ hôi trộm phải cẩn thận khi dùng tía tô. Nó sẽ hơi đổ mồ hôi do tác dụng của thuốc.
  • Những người có tiền sử dị ứng không nên ăn quá nhiều lá tía tô. Đó là bởi vì lá tía tô có thể sẽ gây ra có những tác dụng phụ.
  • Ăn lá tía tô có thể ngăn ngừa một số bệnh và cảm lạnh. Thế nhưng bạn không nên lạm dụng, và phải sử dụng hợp lý để đạt hiệu quả tốt nhất.
tác hại của lá tía tô

Tác hại của lá tía tô

3. Tác dụng của lá tía tô

Lá tía tô có tác dụng giải cảm, từ đó giúp đánh tan cảm lạnh. Ba công dụng kinh điển về vai trò của dược liệu tía tô là bổ tâm – phế. Vì vậy, tía tô rất thích hợp để chữa cảm. Hạt tía tô có thể dùng để pha trà có tác dụng bổ huyết, dưỡng khí rất tốt. Cành của nó được dùng làm thuốc an thần, lá tía tô có tác dụng an thai rất tốt.

Hàm lượng các chất dinh dưỡng trong tía tô khá cao. Ngoài ra, nó còn chứa nhiều loại vitamin A, C và canxi, sắt, phốt pho. Dùng để làm gia vị và bổ sung các chất dinh dưỡng, khoáng chất cần thiết cho cơ thể con người. Nó có một hương vị nhẹ nhàng và thích hợp để nấu ăn hàng ngày tại nhà. Tác hại của lá tía tô hầu như không đáng kể.

Theo các chuyên gia đông y, vị thuốc tía tô rất đặc biệt. Nó là hỗn hợp của hồi, cam thảo, quế và bạc hà. Nên khi mới sử dụng thì thấy rõ mùi vị của lá tía tô. Khi nấu cùng tía tô và hành lá sẽ trở thành một bài thuốc chữa bệnh vô cùng hiệu quả. Nó được sử dụng để điều trị những người bị cảm lạnh.

tác hại của lá tía tô

Tác dụng của lá tía tô

4. Cách nấu nước lá tía tô chăm sóc sức khỏe

Nguyên liệu cần chuẩn bị gồm:

  • Lá tía tô: khoảng 200g
  • Chanh tươi: 3 cái
  • Nước lọc: 2,5 lít

Cách thực hiện như sau:

  • Lá tía tô rửa sạch, ngâm nước muối nhạt khoảng 10 phút, vớt ra để ráo.
  • Đun sôi nước lọc, cho lá tía tô vào đun khoảng 3-5 phút rồi tắt bếp.
  • Cuối cùng, sau khi nước nguội, bạn lấy chai thủy tinh ra, cho vài lát chanh vào và dùng dần.
  • Chia nước làm nhiều lần uống trong ngày.
tác hại của lá tía tô

Cách làm nước lá tía tô

5. Những lưu ý khi sử dụng và bảo quản lá tía tô để không gây hại

  • Uống nước lá tía tô thường cho hiệu quả khá chậm nên bạn cần hết sức kiên trì chờ những tiến triển.
  • Không nên uống quá nhiều vì sẽ khiến bạn bị đầy hơi, chướng bụng và gây ra một số tác dụng phụ không mong muốn cho cơ thể.
  • Nước lá tía tô nên được bảo quản trong tủ lạnh khi không sử dụng đến 24 giờ. Vì càng để lâu, các chất dinh dưỡng trong nước lá tía tô sẽ mất tác dụng.
  • Nên uống nước lá tía tô trước khi ăn khoảng 30 phút để có kết quả tốt nhất.
  • Trẻ em và phụ nữ mang thai có thể uống nước lá tía tô với lượng vừa phải sẽ rất tốt cho cơ thể.

6. Lá tía tô kỵ gì?

Lá tía tô kỵ nhất là cá chép, vì khi 2 loại thực phẩm này kết hợp lại với nhau nặng thì sẽ gây hiện tượng ngộ độc nguy hiểm, nhẹ thì sinh mụn nhọt. Ngoài ra thì thịt gà cũng không thích hợp khi kết hợp cùng lá tía tô, nếu dùng nhiều dẫn đến sinh nhọt.

tác hại của lá tía tô

Lá tía tô kỵ gì?

Tác hại của lá tía tô hầu như không đáng kể. Do đó, khi sử dụng, bạn chỉ cần làm theo những lời khuyên và hướng dẫn trên đây là có thể dẹp tan mọi lo lắng về vấn đề tác dụng phụ hay những nguy hiểm có thể xuất hiện khi sử dụng.Hy vọng bài viết vừa rồi đã giúp bạn có thêm thật nhiều thông tin bổ ích. Hãy chia sẻ ngay với bạn bè, người thân. Hẹn gặp lại bạn trong những bài viết kế tiếp của chúng tôi nhé!