Tại sao ăn mặn lại tăng huyết áp? Tác hại của ăn mặn

tại sao ăn mặn lại tăng huyết áp

Mục Lục

Tại sao ăn mặn lại tăng huyết áp là thắc mắc của nhiều người khi hiện nay tăng huyết áp đang ngày càng phổ biến. Bên cạnh đó những tác hại của việc ăn mặn đang ảnh hưởng đến sức khỏe tim mạch. Vậy tại sao lại nói ăn mặn ảnh hưởng sức khỏe?

Sự phát triển của ngành công nghiệp thức ăn nhanh đã ảnh hưởng đến lối sống của chúng ta. Mọi người đã dần tiêu thụ nhiều thực phẩm giàu năng lượng với hàm lượng chất béo cao. Bên cạnh đó các món ăn mặn cũng đã gây ra ảnh hưởng tim mạch. Vậy tại sao ăn mặn lại tăng huyết áp? Những tác hại khi ăn mặn là gì?

1. Tại sao ăn mặn lại tăng huyết áp?

tại sao ăn mặn lại tăng huyết áp

Ăn mặn gây tăng huyết áp?

Cơ chế chính của ăn mặn gây tăng huyết áp chính là do nồng độ ion natri tăng lên. Điều này khiến cho cơ thể giữ nước để cố gắng làm loãng nồng độ, duy trì sự ổn định nồng độ dịch thể. Điều đó cũng khiến cho bạn có cảm giác khát nước nhiều hơn là khi ăn mặn. Sau đó dẫn đến thể tích tuần hoàn tăng lên. 

Khi đó, tim phải hoạt động mạnh hơn vì cần phải bơm lượng máu lớn hơn vào mạch máu. Lâu dần tạo ra nhiều áp lực lên mạch máu. Theo thời gian, áp lực này đã dẫn đến tình trạng bệnh lý tăng huyết áp và cũng khiến cho mạch máu tổn thương hơn. Từ đó, nguy cơ bị đột quỵ hay suy tim cũng sẽ tăng lên.

2. Tác hại của việc ăn mặn

2.1. Tác động ngắn hạn

2.1.1. Giữ nước

Cơ thể cần phải đảm bảo được nồng độ các chất luôn ổn định. Vì thế nên ăn nhiều muối sẽ khiến cho lượng natri tăng lên và kéo theo nước cũng được giữ lại luôn ở mức bình thường. Tình trạng giữ nước nhiều có thể là biểu hiện của các dấu hiệu như sưng phù. Chúng thường thấy ở phần bàn tay, bàn chân và tăng thêm trọng lượng cơ thể.

2.1.2. Tăng huyết áp tạm thời

Như đã giải thích ở trên, ăn nhiều muối sẽ gây giữ nước và làm tăng thêm thể tích máu trong các mạch máu. Điều này sẽ làm tăng huyết áp tăng tại thời điểm đó. Tuy nhiên, mức độ nhạy cảm với muối ở mỗi người lại không giống nhau. Do đó không phải ai cũng bị tăng huyết áp khi ăn quá mặn. Trong đó, lão hóa và béo phì chính là hai yếu tố khiến bạn dễ tăng huyết áp hơn khi ăn quá nhiều muối.

2.1.3. Cảm giác khát

Ăn mặn cũng sẽ khiến bạn cảm thấy khô miệng và cảm giác khát nước. Điều này sẽ làm cho bạn phải uống nhiều nước để cơ thể được duy trì tỷ lệ giữa natri/ nước ổn định. Tuy nhiên, nếu tăng natri trong máu nhanh, có thể gây ra những triệu chứng như bồn chồn, khó thở, giảm đi tiểu.

tại sao ăn mặn lại tăng huyết áp

Ăn mặn gây khát nước

3. Tác động lâu dài

3.1. Tăng huyết áp

Nhiều nghiên cứu đã cho thấy được tác hại của việc ăn mặn gây tăng huyết áp rất đáng kể. Ngược lại, khi cắt giảm lượng muối có trong chế độ ăn, mức huyết áp sẽ giảm xuống. Tác động này mạnh hơn với những người nhạy cảm với muối như người cao tuổi.

3.2. Mắc bệnh tim

Mối liên hệ giữa chế độ ăn nhiều muối, bệnh tim và tử vong sớm vẫn còn gây ra nhiều tranh cãi. Tuy nhiên, bạn vẫn nên chú ý đến lượng muối có trong khẩu phần ăn để hạn chế được ảnh hưởng tim mạch.

4. Bạn nên ăn bao nhiêu muối để tránh tăng huyết áp?

Tại sao ăn mặn lại tăng huyết áp? Để tránh tình trạng ăn mặn gây tăng huyết áp và ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, bạn nên theo dõi lượng muối ăn vào hàng ngày. Tùy theo từng độ tuổi mà lượng muối đang tiêu thụ có thể khác nhau:

4.1. Người trưởng thành

Không nên ăn quá 6 gram muối (tương đương khoảng 2,4 gram natri) trong một ngày.

4.2. Trẻ em

  • Từ 1–3 tuổi không nên ăn quá 2 gram muối mỗi ngày.
  • Từ 4–6 tuổi không nên ăn quá 3 gram muối mỗi ngày.
  • Từ 7–10 tuổi không nên ăn quá 5 gram muối mỗi ngày.
  • Từ 11 tuổi trở lên không nên ăn quá 6 gram muối mỗi ngày.

4.3. Trẻ sơ sinh

Không nên ăn quá nhiều muối vì thận của trẻ vẫn chưa phát triển hoàn thiện để thực hiện toàn bộ chức năng. Trẻ dưới 1 tuổi nên ăn ít hơn 1 gram muối mỗi ngày.

4.4. Biện pháp hạn chế tiêu thụ muối

  • Giảm dần gia vị khi đang nấu ăn. Ưu tiên dùng gia vị khác có vị chua, cay hoặc các loại rau thơm phối hợp khi chế biến. Chúng sẽ làm tăng vị ngon của thực phẩm và giảm đi độ mặn.
  • Hạn chế ăn thực phẩm đã qua chế biến sẵn như giò, chả, bơ mặn, thịt nguội,… vì chúng đã sử dụng muối ngay trong quá trình chế biến. Nếu khi nấu các thực phẩm này tiếp tục dùng muối thì sẽ làm tăng thêm lượng muối nạp vào cơ thể.
tại sao ăn mặn lại tăng huyết áp

Hạn chế ăn thực phẩm đã qua chế biến

  • Hạn chế dùng gia vị có chứa muối khi chấm trực tiếp trên bàn ăn như nước mắm, tương cà, nước sốt pha sẵn,… bởi vì chúng đều chứa muối. Vì vậy, người dùng cần nếm trước hoặc xem thêm lượng muối trên nhãn mác thực phẩm sử dụng.
  • Khi ăn ở các nhà hàng, quán ăn sẽ cần kiểm soát lượng muối nạp trong cơ thể.

Vậy bạn đã biết tại sao ăn mặn lại tăng huyết áp rồi đúng không? Những tin này hoàn toàn là có cơ sở khoa học. Nhìn chung, để tránh tăng huyết áp, bạn nên chú ý đến lượng muối và kiểm tra thành phần sử dụng. Hy vọng những thông tin trên đã giải đáp thắc mắc tại sao ăn mặn tăng huyết áp cao. Từ đó sẽ rút ra được cách quản lý chế độ ăn của bản thân và gia đình.

Xem thêm:

Khi ăn sầu riêng không nên uống gì? Không ăn chung với gì?

Thực phẩm biến đổi gen có tốt không?

Ăn lươn có tốt không? Tác dụng của lươn với sức khỏe là gì?