Mục Lục
Thủng màng nhĩ có nghe được không là câu hỏi mà nhiều người thường hay thắc mắc. Tình trạng này thật ra lại khá phổ biến và gây ảnh hưởng đến thị lực. Vậy bị thủng màng nhĩ có nghe được không và nên điều trị như thế nào cho hiệu quả?
Màng nhĩ vốn là bộ phận phân chia giữa tai ngoài và tai giữa. Màng nhĩ thường mỏng như giấy nhưng lại khá chắc. Khi thủng màng nhĩ bạn sẽ có cảm giác bị nhói trong tai cũng như ù tai,… Với những ảnh hưởng khá nặng, nhiều người lo lắng rằng thủng màng nhĩ có nghe được không?
1. Nguyên nhân gây thủng màng nhĩ

Nguyên nhân gây thủng màng nhĩ
Màng nhĩ là lớp màng phủ trong tai. Nó thường nằm giữa tai giữa và tai ngoài. Vì nó rất mỏng nên cũng dễ bị rách hơn. Thủng màng nhĩ là tình trạng rách màng nhĩ và do nhiều nguyên nhân khác nhau gây nên.
- Chấn thương âm thanh đến từ những chấn động lớn. Ví dụ như tiếng của một vụ nổ, súng bắn với tần sóng âm lớn.
- Tai nạn gây chấn thương nghiêm trọng trong đầu.
- Viêm tai giữa dẫn đến các dịch chảy vào chặn kín màng nhĩ.
- Sử dụng những vật cứng để chọc ngoáy vào quá sâu gây nên thủng màng nhĩ.
- Sự chênh lệch áp suất giữa môi trường bên ngoài với không khí ở bên trong tai. Sự chênh lệch này đã vô tình tạo nên áp lực lớn gây ra tình trạng thủng màng nhĩ.
2. Thủng màng nhĩ có nghe được không?
Chức năng của màng nhĩ chính là tiếp nhận sóng âm thanh. Sau đó truyền vào não bộ giúp bảo vệ cho tai giữa không bị những loại vi khuẩn gây hại xâm nhập. Nếu màng nhĩ bị chấn thương như rách hay thủng sẽ ảnh hưởng đến khả năng nghe ở tai. Khi bị thủng màng nhĩ không quá lớn, chúng ta vẫn sẽ nghe được âm thanh như bình thường. Nếu vết rách quá lớn thì cả khả năng bạn sẽ bị điếc tai. Do đó việc nghe được hay không còn tuỳ thuộc vào mức độ lỗ thủng của màng nhĩ gây nên.
Theo ý kiến của các chuyên gia, nếu bị thủng màng nhĩ thì chúng ta vẫn có thể nghe được âm thanh. Nhưng chỉ khi thủng quá nghiêm trọng vì tai nạn thì bạn mới thật sự nên lo lắng.
3. Biến chứng thủng màng nhĩ
3.1. Điếc tai, suy giảm thính lực
Đây cũng là biến chứng cũng như dấu hiệu dễ nhận biết nhất khi bạn bị thủng màng nhĩ. Điếc tai, nghe kém có thể khiến cho cuộc sống bình thường của nhiều người gặp phải một số hạn chế. Nếu vết thủng này không được khắc phục sớm, nó có thể gây ra một số cản trở về mặt tâm lý. Điều này vô tình khiến người bệnh bị cảm giác mặc cảm và tự tin. Kích thước và vị trí vết rách sẽ phản ảnh nên tình trạng nghe của từng người ở mức độ nặng hay nhẹ.

Suy giảm thính lực
3.2. Viêm tai giữa
Thủng màng nhĩ sẽ cho phép vi khuẩn xâm nhập vào trong cơ thể dễ dàng hơn trước. Nếu màng nhĩ bị vỡ không hàn gắn được hay không sửa chữa, nó có thể khiến tai bị tổn thương liên tục. Điều này đã gây nên tình trạng nhiễm trùng hay bị điếc tai vĩnh viễn.
3.3. Cholesteatoma
Cholesteatoma là một khối u nang bên trong tai giữa. Trong đó sẽ bao gồm các tế bào da bình thường ở ống tai cũng như một số mảnh vụn. Các mảnh vỡ này ở dạng rái tay sẽ di chuyển đến phần tai ngoài. Nếu màng nhĩ bị thủng thì những mảnh này sẽ đi vào tai giữa gây nên tình trạng u nang.
4. Điều trị thủng màng nhĩ thế nào?
4.1. Sử dụng thuốc kháng sinh
Khi bị thủng màng nhĩ do nhiễm trùng tai thì các bác sĩ sẽ thường khuyên dùng sử dụng thuốc kháng sinh. Những chuyên gia có thể chỉ định người bệnh nên sử dụng thuốc kháng sinh dạng thuốc hay nhỏ tai. Thuốc kháng sinh sẽ giúp khắc phục tình trạng tai bị nhiễm trùng. Tuy nhiên, nó sẽ không có tác dụng giúp làm liền lại vết thủng.
4.2. Vá màng nhĩ
Với những lỗ thủng nhỏ thì nó sẽ tự động liền lại sau một thời gian. Tuy nhiên, với những vết thủng lớn thì chúng sẽ không thể tự lành lại. Với trường hợp này thì người bệnh sẽ phải phẫu thuật để tiến hành vá màng nhĩ. Chuyên gia sẽ sử dụng một mô khác đến từ những bộ phận khác ở trên cơ thể. Sau đó đặt vào vết rách. Các miếng vá sẽ giúp cho màng nhĩ liền lại. Phương pháp này thực hiện khá đơn giản. Nhưng nó vẫn có khả năng bị thủng cao nếu người bệnh không có chế độ sinh hoạt điều độ và hợp lý.
4.3. Khắc phục tại nhà
Bên cạnh những phương pháp điều trị y khoa thông thường thì bạn cũng có thể tự làm dịu cơn đau do vết thủng. Sử dụng miếng gạc khô rồi ấn nhẹ nhàng lên tai vài lần mỗi ngày. Song song với đó thì các chuyên gia cũng khuyên rằng không nên xì mũi hay ắt xì quá mạnh. Bởi vì hành động này sẽ vô tình gây ra lực bên trong tai khiến cho vết thủng càng thêm nặng hơn trước.

Hắt xì mạnh gây ảnh hưởng tai
Vậy bạn đã biết được thủng màng nhĩ có nghe được không rồi đúng không? Màng nhĩ là bộ phận vô cùng quan trọng với mỗi người. Do đó hãy luôn cố gắng bảo vệ chúng hết mức có thể. Nếu cảm thấy màng nhĩ có vấn đề gì thì hãy lập tức đi đến cơ sở y tế để khám và điều trị kịp thời.
Nguồn: ghemassageelip.com