Trẻ bị lột da tay là thiếu chất gì? Điều trị thế nào?

trẻ bị lột da tay là thiếu chất gì

Mục Lục

Trẻ bị lột da tay là thiếu chất gì là câu hỏi mà nhiều người mới bắt đầu làm cha mẹ thắc mắc. Mặc dù tình trạng này không quá nguy hiểm và lo ngại. Nhưng chúng ta vẫn phải đảm bảo biết được trẻ bị lột da tay chân là thiếu chất gì.

Khi trẻ bị lột da tay, nó có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Đó có thể là do bệnh lý, chế độ sinh hoạt hay thiếu chất. Tình trạng này thật ra không quá lo ngại cũng như không nguy hiểm nhiều đến tính mạng. Nhưng đôi khi nó cũng sẽ biểu hiện cho một số bệnh tiềm ẩn bên trong bé. Do đó việc biết được trẻ bị lột da tay là thiếu chất gì cũng như những nguyên nhân khác sẽ giúp bé phát triển toàn diện hơn.

1. Trẻ bị lột da tay là thiếu chất gì?

1.1. Vitamin A

trẻ bị lột da tay là thiếu chất gì

Lột da tay do thiếu vitamin A

Một trong những biểu hiện cơ bản nhất của tình trạng thiếu Vitamin A là da khô, ngứa ngáy và khó chịu… Lúc này nếu bạn không lập tức bổ sung vitamin C cho trẻ sẽ dẫn đến tình trạng giảm sút trí nhớ. Bên cạnh đó bé cũng sẽ có tính tình bất thường, mất ngủ hay dễ bị sỏi tiết niệu. Phụ huynh có thể bổ sung vitamin A thông qua các thực phẩm như gan cá, trứng gà và hao quả màu cam, vàng,…

1.2. Vitamin B1

Khi cơ thể bị thiếu vitamin B1 thì cơ thể sẽ bị viêm da, thỉnh thoảng bị nhức mỏi tay chân,… Tốt nhất lúc này cha mẹ nên cho trẻ ăn ngũ cốc, rau xanh hay sữa tươi,…

1.3. Vitamin C

Khi cơ thể bạn bị thiếu vitamin C, cơ thể sẽ dễ bị bong da ở đầu ngón tay, nẻ môi… Vì thế để trả lời câu hỏi trẻ bị lột da tay là thiếu chất gì, vitamin C không thể nào thiếu được. Lúc này cha mẹ nên cho trẻ ăn nhiều cam, quýt, bưởi để bổ sung lượng vitamin phù hợp. Nếu trẻ không có đủ vitamin C thì chúng sẽ thường xuyên bị mệt mỏi, sức đề kháng giảm sút. Thậm chí hay bị cảm cúm cũng như lâu lành vết thương hơn.

2. Nguyên nhân khác làm bé bị lột da đầu ngón tay

2.1. Bệnh chàm ở ngón tay

Đây là bệnh lý dễ xảy ra cũng như khá phổ biến với nhiều trẻ nhỏ. Nguyên nhân chủ yếu gây ra căn bệnh này thật ra vẫn chưa được nhiều người xác định. Tuy nhiên thông qua nhiều nghiên cứu thì các bác sĩ tin rằng khả năng di truyền có thể là yếu tố gây ra bệnh. Bên cạnh đó, những chất hoá học, tẩy rửa như xà phòng cũng dễ khiến bé dị ứng và gây ra chàm ở ngón tay.

2.2. Viêm da tiếp xúc dị ứng

Đây cũng là một bệnh lý khiến da đầu ngón tay trẻ xảy ra kích ứng khi tiếp xúc với những chất hoá học. Ví dụ như nước hoa, xà phòng,… Với bệnh này thì tốt nhất mẹ nên cho bé tránh xa khỏi những vật dụng chứa các chất này.

trẻ bị lột da tay là thiếu chất gì

Trẻ bị khô da do dị ứng

2.3. Bệnh Kawasaki

Không như những nguyên nhân trên, đây là căn bệnh hiếm gặp ở trẻ dưới 5 tuổi. Các triệu chứng ban đầu cơ bản đó chính là sốt cao kéo dài trong vòng 5 ngày. Bên cạnh đó là kèm theo việc bong tróc da ở phần đầu ngón tay. Đặc biệt, bệnh Kawasaki sẽ phải cần được điều trị kịp thời để hạn chế những hậu quả về sau. Trong đó bao gồm cả ảnh hưởng đến hệ tim mạch lẫn có khả năng gây ra tử vong.

3. Cách điều trị an toàn khi trẻ sơ sinh bị bong da đầu ngón tay

3.1. Tắm đúng cách

Các mẹ có xu hướng thường sẽ tắm bé khá lâu để sạch sẽ. Nhưng việc tắm quá lâu cũng như tắm nước quá nóng sẽ khiến cho lượng dầu tự nhiên trên cơ thể bé bị mất đi. Thời gian tắm thích hợp nhất cho bé sẽ rơi trong khoảng 5 đến 10 phút. Thay vì sử dụng nước nóng thì mẹ chỉ nên dùng nước ấm cho bé. Bên cạnh đó cũng nên chuẩn bị sẵn xà phòng riêng cho trẻ. Tốt nhất các mẹ hãy chọn những loại có nguồn gốc đến từ thiên nhiên.

3.2. Thoa kem dưỡng ẩm

Nếu phát hiện đầu ngón tay của bé có dấu hiệu bị khô hay bong tróc thì phụ huynh có thể sử dụng kem dưỡng ẩm để thoa cho bé. Sau khi tắm, hãy thoa lên cho bé để khoá ẩm và giữ cho da luôn mềm mại.

3.3. Bảo vệ da trẻ hợp lý

Nên hạn chế không khí lạnh cũng như gió trời tiếp xúc với trẻ. Vào mùa đông, bạn hãy chuẩn bị cho bé găng tay bằng vải cotton hoặc lụa. Như vậy sẽ dễ dàng hạn chế được những tác nhân đến từ bên ngoài.

3.4. Sử dụng sản phẩm vệ sinh phù hợp

Hãy hạn chế cho trẻ sử dụng các sản phẩm hoá chất và dễ gây kích ứng với da. Không sử dụng lên da bé những loại nước hoa hoặc sản phẩm tạo mùi thơm. Đặc biệt là những mỹ phẩm của người lớn.

3.5. Sử dụng máy tạo độ ẩm không khí

trẻ bị lột da tay là thiếu chất gì

Tạo độ ẩm trong phòng cho bé

Nếu được cha mẹ hãy lắp đặt máy này trong phòng ngủ của trẻ. Đây là một cách để hạn chế bệnh chàm tay cũng như giảm thiểu tình trạng khô da.

Lột da đầu ngón tay là vấn đề vô cùng phổ biến. Tình trạng này nếu được chăm sóc và cải thiện sẽ hạn chế được phần nào nhiễm trùng. Bên cạnh đó việc biết được trẻ bị lột da tay là thiếu chất gì và những nguyên nhân khác cũng giúp hạn chế những biến chứng có thể xảy ra. Nếu phát hiện tình trạng bé càng xấu đi thì hãy đưa đến bệnh viện để chuẩn đoán và điều trị kịp thời.