Trứng ngỗng có tác dụng gì cho sức khỏe của mẹ bầu?

trứng ngỗng có tác dụng gì

Mục Lục

Bên cạnh trứng gà, trứng vịt thì trứng ngỗng cũng là một loại thực phẩm mang đến giá trị dinh dưỡng cao. Trứng ngỗng có tác dụng gì cho sức khỏe của mẹ bầu? Mẹ hãy tham khảo những chia sẻ trong bài viết này để có thêm kinh nghiệm cho hành trình mang thai.

Trứng ngỗng nằm trong danh sách các loại thực phẩm có hàm lượng dinh dưỡng cao, được dùng để bồi bổ sức khỏe. Kích thước của trứng ngỗng to gấp đôi trứng gà và trứng vịt, mùi vị thơm béo, giàu dinh dưỡng. Biết được trứng ngỗng có tác dụng gì sẽ giúp bạn sử dụng đúng cách, tránh gặp phải những tác dụng phụ không mong muốn.

1. Trứng ngỗng có tác dụng gì?

trứng ngỗng có tác dụng gì

Trứng ngỗng tốt cho sức khỏe con người

Trứng ngỗng có giá trị dinh dưỡng cao nhưng lại khá khó tìm. Thành phần dinh dưỡng trong trứng ngỗng cao gần gấp đôi so với trứng gà, trứng vịt. Với các khoáng chất, protein, cholesterol cao, trứng ngỗng mang đến nhiều công dụng tốt cho sức khỏe con người:

  • Tăng cường hệ miễn dịch, phòng tránh bệnh tật, thúc đẩy cơ thể tăng trưởng tốt, nâng cao sức đề kháng chống lại các mầm bệnh gây hại cho sức khỏe.
  • Công dụng của trứng ngỗng rất tốt cho não bộ: Protein cùng các vitamin nhóm B, vitamin C, D, E, kẽm, magie đóng vai trò tốt cho sự phát triển của não bộ, đặc biệt là đối với thai nhi.
  • Cải thiện làn da, làm đẹp da, giúp đẩy mụn, giảm thâm, tái tạo collagen, mạch máu cùng các vùng da bị tổn thương. Chất albumin có trong lòng đỏ của trứng ngỗng có thể được kết hợp với một vài nguyên liệu khác dùng làm mặt nạ cho da.
  • Cung cấp protein giúp cơ thể xây dựng và phát triển cơ bắp, cung cấp năng lượng. Người chơi thể thao thường ăn trứng ngỗng để ức chế cơn đói và tăng cường cơ bắp do hàm lượng protein có trong trứng rất cao.
  • Trứng ngỗng tốt cho máu với lượng kali và sắt cao, trứng ngỗng có thể hỗ trợ điều trị chứng thiếu máu, tăng cường chức năng của hệ miễn dịch và hệ tuần hoàn…
  • Thành phần photpho, canxi có trong trứng ngỗng giúp ngăn chặn chứng loãng xương, hỗ trợ tăng chiều cao.

2. Giải đáp giúp mẹ: Trứng ngỗng có tác dụng gì cho bà bầu?

trứng ngỗng có tác dụng gì

Mẹ bầu nên ăn trứng ngỗng vào tam cá nguyệt thứ 2

Theo dân gian, mẹ bầu ăn trứng ngỗng sẽ sinh con thông minh hơn. Mẹ nên ăn trứng ngỗng khi bước vào tam cá nguyệt thứ 2, tức là khoảng 3 tháng giữa thai kỳ để nhận được những lợi ích sau:

  • Trứng ngỗng tốt cho trí não của thai nhi: Thành phần lòng đỏ của trứng ngỗng có chứa nhiều lecithin rất có lợi của não bộ và mô thần kinh, cho bé thông minh ngay từ khi còn trong bụng mẹ.
  • Ngăn ngừa cảm lạnh là một trong những giải đáp cho thắc mắc bà bầu ăn trứng ngỗng có tác dụng gì. Trứng ngỗng giúp mẹ bầu tăng cường năng lượng cho các hoạt động hàng ngày, bảo vệ cơ thể khỏi mắc bệnh tật.
  • Tăng cường trí nhớ: Sự khó chịu về thể chất hoặc môi trường xung quanh gây ảnh hưởng khiến mẹ dễ khó chịu hoặc suy giảm trí nhớ. Mẹ có thể ăn sáng với trứng ngỗng luộc hoặc hấp trứng ngỗng.  Chỉ sau 5 ngày, trí nhớ của mẹ sẽ cải thiện rất nhiều.
  • Lượng amino axit dồi dào, vitamin A, D, E , thiamin, riboflavin, canxi, photpho, sắt… rất cần thiết cho phụ nữ mang thai.
  • Đẩy nhanh quá trình thụ thai, tăng sức khỏe cho tử cung nhờ hàm lượng axit folic cao.

3. Cần lưu ý gì khi ăn trứng ngỗng?

trứng ngỗng có tác dụng gì

Mẹ cần chọn mua trứng ngỗng tươi và chế biến kỹ lưỡng để đảm bảo cho sức khỏe

  • Tuy trứng ngỗng tốt như thế nhưng không phải ai cũng có thể ăn trứng ngỗng. Loại thực phẩm này có vị ngọt, hơi ấm, công dụng tăng cường khả năng tiêu hóa. Những đối tượng mắc bệnh tim mạch, mỡ trong máu, huyết áp cao nên hạn chế ăn. Ngoài ra, trẻ em dưới 5 tuổi có hệ tiêu hóa chưa phát triển hoàn thiện cũng không nên ăn trứng ngỗng.
  • Bạn cũng không nên ăn nhiều trứng ngỗng để tránh phản ứng ngược. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, bạn chỉ nên ăn 1 quả trứng ngỗng mỗi lần, mỗi tuần chỉ được ăn 1 lần. 
  • Khi chọn mua trứng ngỗng, bạn cũng không nên chọn trứng quá mới. Nguyên nhân vì lúc này, độ pH trong trứng quá ít, khi luộc vỏ trứng sẽ rất mỏng, dễ bị nát hoặc dính vào lòng trắng trứng lúc bạn tách ra.
  • Chú ý thời gian luộc trứng: Nhiều người có quan niệm rằng thời gian luộc càng lâu, trứng càng chín thì càng tốt. Tuy nhiên, đây là một suy nghĩ sai lầm. Luộc trứng ngỗng quá chín sẽ làm xuất hiện những vết xám ở lòng đỏ, khi ăn không tốt cho sức khỏe. Ngoài ra, nếu bạn luộc trứng lòng đào thì trứng sẽ có vị khá tanh.
  • Thời gian luộc trứng chuẩn nhất là từ 8 đến 15 phút tùy thuộc vào khẩu vị của mỗi người. Trứng ngỗng sẽ có thời gian chín lâu hơn so với trứng gà. Sau khi luộc xong, bạn có thể ngâm trứng vào nước lạnh nhằm hạn chế trứng nóng sẽ bị chín quá.

Trứng ngỗng thực sự là một loại thực phẩm tốt cho sức khỏe nhưng bạn cũng không nên lạm dụng. Mong rằng những chia sẻ trên đã giúp bạn hiểu được trứng ngỗng có tác dụng gì và sử dụng như thế nào cho đúng cách. Mẹ bầu không nên thường xuyên ăn trứng ngỗng để tránh ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe hệ tim mạch.