Uống nước mía có tốt không? Nước mía có công dụng gì?

Uống nước mía có tốt không

Mục Lục

Nước mía là thức uống vô cùng phổ biến và quen thuộc trong đời sống hàng ngày. Uống nước mía có tốt không? Nước mía có công dụng gì đối với cơ thể? Bài viết này sẽ tổng hợp đầy đủ thông tin để giúp chị em phụ nữ trả lời câu hỏi trên.

Nước mía có tác dụng tốt cho sức khỏe nên nhiều chị em đã vô cùng ưa chuộng xem đây là nước giải khát hàng ngày. Loại thức uống này vừa rẻ lại dễ tìm mua nên bạn có thể uống bất kỳ lúc nào. Hiểu được uống nước mía có tốt không sẽ giúp chị em biết cách cân đối dinh dưỡng hơn.

1. Uống nước mía có tốt không? Ăn mía có bị nóng?

Uống nước mía có tốt không

Nước mía mang đến cho cơ thể nhiều lợi ích tốt

Nhiều người sợ rằng uống nước mía quá nhiều sẽ không tốt, dễ bị nóng trong người. Tuy nhiên, ăn mía không hề nóng cũng như không hề có ảnh hưởng gì xấu đến cơ thể bởi vị ngọt của mía là tự nhiên. Hơn nữa mía cũng có tính hàn và mang đến cho cơ thể nhiều dưỡng chất tốt giúp thanh nhiệt, sinh tân nhuận táo, hòa trung hạ khí. Thành phần nhiều chất phenolic và flavonoid trong mía có công dụng chống virus, chống ung thư, kháng viêm, chống bệnh cảm cúm, sỏi thận, dưỡng ẩm cho cơ thể, tăng cường hệ thống miễn dịch. Chính vì thế, uống nước mía thực sự tốt cho sức khỏe. Bạn hãy uống một ly nước mía mỗi khi mệt mỏi để làm mát cơ thể, cảm thấy khỏe khoắn hơn, tái tạo lại sinh lực.

2. Công dụng của nước mía là gì?

  • Cung cấp năng lượng cho cơ thể, tránh mất nước vào những ngày nắng nóng, tăng lượng đường trong cơ thể một cách tự nhiên.
  • Tăng cường chức năng gan, giảm bệnh vàng da, duy trì nồng độ glucose trong cơ thể, cân bằng điện giải, phòng ngừa trường hợp gan bị quá tải.
  • Giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư nhờ thành phần giàu magie, canxi, kali, mangan, sắt, flavonoid giúp ngăn chặn các tế bào ung thư, nhất là ung thư vú và ung thư tuyến tiền liệt.
  • Cải thiện hệ tiêu hóa, chất kali giúp cân bằng độ pH trong dạ dày, ngăn ngừa nhiễm trùng dạ dày, thúc đẩy hệ tiêu hóa hoạt động trơn tru.
  • Uống nước mía có tốt không? Nước mía giúp giảm triệu chứng bệnh tiểu đường, ngăn ngừa lượng đường huyết tăng đột biến.
  • Duy trì sức khỏe cho thận vì trong nước mía không có chất béo bão hòa hay cholesterol, hàm lượng natri ít nên có khả năng duy trì sức khỏe thận. nếu thận của bạn khỏe thì sức khỏe tổng thể cũng sẽ được cải thiện.
  • Giảm bớt cơn đau do một số bệnh gây ra, chẳng hạn như nhiễm trùng đường tiết niệu, bệnh lây truyền qua đường tình dục, viêm tuyến tiền liệt, sỏi thận. Những căn bệnh này có thể khiến bạn bị khó chịu, nóng rát. Nước mía pha với nước chanh hoặc nước dừa tươi sẽ giúp cải thiện đáng kể tình trạng này.
Uống nước mía có tốt không

Nước mía giúp xương và răng chắc khỏe

  • Hỗ trợ răng và xương phát triển tốt hơn nhờ thành phần canxi dồi dào, bạn có thể ăn mía bên cạnh việc uống nước mía để tận dụng tối đa lợi ích này.
  • Cải thiện vấn đề về răng miệng với lượng khoáng chất dồi dào bao gồm photpho và canxi giúp củng cố men răng, giảm nguy cơ gây sâu răng. Loại nước này cũng giúp giải quyết dứt điểm tình trạng hơi thở có mùi vì sự thiếu hụt các dưỡng chất kể trên.

3. Những lưu ý khi uống nước mía

Tuy đã biết được đáp án của câu hỏi uống nước mía có tốt không nhưng việc uống như thế nào để phát huy hiệu quả của nó tối đa thì không phải ai cũng biết. Bạn cần lưu ý một số vấn đề sau:

  • Mua nước mía tại những nơi không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm có thể sẽ gây ra bệnh tiêu chảy hoặc bệnh Chagas. Nguyên nhân là vì nước mía chính là môi trường tốt nhất cho vi sinh vật sinh sản.
  • Bạn không nên uống nước mía để trong nhiệt độ phòng quá 15 phút bởi việc này sẽ làm ảnh hưởng đến ruột và dạ dày.
  • Bạn không nên uống quá hai ly nước mía mỗi ngày để tránh gây hại cho cơ thể.

4. Uống nước mía mỗi ngày có hại không?

Uống nước mía có tốt không

Bạn không nên uống nước mía mỗi ngày

Chinh vì nước mía có tác dụng khá đa dạng nên nhiều người đã thắc mắc không biết uống nước mía nhiều có tốt không. Loại thức uống này sẽ rất tốt cho sức khỏe nếu như bạn biết uống đúng liều lượng. Bản chất của nước mía là không độc hại nhưng nó cũng sẽ tác động xấu đến cơ thể nếu bạn không uống đúng cách. Vì thế:

  • Người dễ bị đầy bụng khó tiêu, người tiêu hóa kém không nên thường xuyên uống nước mía vì lượng đường trong mía rất cao và mía cũng có tính hàn.
  • Bé nhỏ dưới 4 tuổi, người già, người thừa cân thì không nên uống nước mía.
  • Những người bệnh đang sử dụng thuốc chống đông máu hoặc thuốc bổ sung, người muốn giảm cân thì không được uống nước mía.
  • Phụ nữ mang thai không được uống nhiều nước mía vì nạp quá nhiều đường sẽ làm mẹ bị tiểu đường thai kỳ, ảnh hưởng đến sức khỏe cả hai mẹ con.
  • Nên uống nước mía ngay sau khi ép, tránh để qua đêm vì dưỡng chất trong nước mía sẽ bị biến chất khiến vi sinh vật gây bệnh phát triển. 

Nước mía là thức uống giải khát vô cùng dễ kiếm và giá cả cực rẻ nên được nhiều người yêu thích. Hy vọng rằng sau khi biết được uống nước mía có tốt không, bạn sẽ cân đối khẩu phần dinh dưỡng mà cơ thể nạp vào hàng ngày cho phù hợp. Bên cạnh đó, bạn đừng quên chọn mua nước mía ở địa chỉ uy tín để đảm bảo an toàn thực phẩm.

Xem thêm: