Uống nước tía tô có tác dụng gì? Cách làm nước tía tô sử dụng hàng ngày

Uống nước tía tô có tác dụng gì?

Mục Lục

Uống nước tía tô có tác dụng gìChắc hẳn bạn đã từng nghe qua rất nhiều về phương pháp uống nước lá tía tô để bồi bổ sức khỏe. Vậy cụ thể, nước tía tô mang đến hiệu quả gì khi sử dụng thường xuyên?

Bài viết sau đây sẽ giúp bạn tìm hiểu về tác dụng của nước tía tô. Hãy đọc hết để bỏ túi một bí quyết chăm sóc sức khỏe tuyệt vời nhé!

1. Uống nước tía tô có tác dụng gì cho sức khỏe?

1.1. Uống nước tía tô giúp làm trắng da và ngăn ngừa lão hóa

Để trả lời cho câu hỏi “uống nước tía tô có tác dụng gì” thì làm đẹp chính là điều cần được nhắc đến đầu tiên. Khi uống nước tía tô đúng cách bạn sẽ có được một làn tươi sáng, mịn màng. Sở dĩ tía tô có được tác dụng như vậy là nhờ trong lá có chứa một hoạt chất Priseril. Nó có tác dụng thanh lọc, giúp cải thiện màu da, hỗ trợ loại bỏ tế bào chết. Dần dần từ đó giúp da sáng và đều màu hơn.

uống nước tía tô có tác dụng gì

Uống nước tía tô có tác dụng làm đẹp da

Ngoài ra ta còn phải kể đến rằng lá tía tô còn chứa nhiều vitamin E. Chúng có tác dụng rất tốt trong việc duy trì và cải thiện độ ẩm cho da. Nhờ có vitamin E mà sẽ giúp da bạn mịn màng và tươi trẻ hơn.

1.2. Lá tía tô trị bệnh hen suyễn

Chiết xuất từ lá tía tô có tác dụng tích cực trong điều trị bệnh hen suyễn. Các hoạt chất này hoàn toàn có thể tăng cường lưu thông không khí. Từ đó cải thiện chức năng phổi đồng thời hỗ trợ điều trị bệnh hen suyễn.

1.3. Hỗ trợ điều trị bệnh gút hữu hiệu

Lá tía tô có thành phần chính chứa tới 4 hoạt chất. Chúng có khả năng làm giảm đáng kể men xathin oxidase. Xathin oxidase được xem là nguyên nhân hình thành axit uric và gây ra bệnh gút. Vì vậy, thường xuyên uống nước lá tía tô và kết hợp sử dụng thuốc hợp lý sẽ giúp ích rất nhiều cho bệnh nhân mắc căn bệnh này. Bên cạnh đó, uống nước lá tía tô còn có tác dụng ngăn ngừa nhiễm trùng. Giúp cho người bệnh cảm thấy cơ thể dễ chịu hơn.

1.4. Hỗ trợ điều trị các bệnh về dạ dày

Một trong những tác dụng đáng kể của loại nước lá tía tô này đó chính là hỗ trợ điều trị các bệnh liên quan về dạ dày. Sở dĩ như vậy đó là do 2 hoạt chất glucosamin và hoạt chất tanin. Hai hoạt chất này có trong lá tía tô và nó có thể giúp kháng viêm hữu hiệu. Từ đó hỗ trợ cải thiện các vết thương. Dần dần, nhanh lành sẹo nếu bạn bị tổn thương bên trong dạ dày. Do đó, nếu như dạ dày của bạn có vấn đề, hãy thử dùng nước tía tô nhé!

1.5. Hỗ trợ điều trị mề đay

Bệnh mề đay, mẩn ngứa,… luôn gây ra rất nhiều khó chịu. Để có thể điều trị dứt điểm tình trạng này là điều không dễ dàng. Tuy nhiên bạn cũng có thể tận dụng nước lá tía tô để có thể giảm bớt các triệu chứng bệnh mề đay.

Cách làm rất đơn giản: sau khi bạn đun lấy nước để uống thì bạn có thể dùng bã lá tía tô để đắp lên vùng da bị mẩn ngứa. Làm như vậy nhằm để cải thiện tình trạng ngứa ngáy.

1.6. Hỗ trợ giảm cân hiệu quả

Lá tía tô có chứa rất nhiều chất xơ, các khoáng chất, vitamin và cả protein thực vật. Vậy nên nó có thể hỗ trợ rất tốt cho hoạt động của dạ dày. Nó sẽ giúp đẩy nhanh quá trình chuyển hóa và trao đổi chất. Nhờ đó mà việc uống nước lá tía tô có thể có hoạt tính đốt cháy mỡ thừa. Đồng thời đào thải chất béo ra ngoài cơ thể.

2. Cách làm nước lá tía tô sử dụng hàng ngày

Uống nước tía tô có tác dụng gì?

Làm nước tía tô rất đơn giản

Thành phần để làm nước tía tô:

  • 200 gram của tía tô cho nước ngọt vị lá
  • 2 chanh lát
  • 2,5 lít nước lọc
  • Lưu ý một điều rằng: Bạn nên mua lá tía tô ở nơi uy tín, đảm bảo. Nếu bạn có thể tự trồng hoặc mua lá tía tô hữu cơ là tốt nhất.

Thực hiện như sau:

  • Bước 1: Bạn rửa sạch lá tía tô sau khi hái/mua về với nước sạch. Sau đó, bạn ngâm cùng với nước muối pha loãng khoảng chừng 10 phút. Sau đó, bạn chỉ cần rửa sạch lá tía tô thêm 2 đến 3 lần nữa rồi vớt ra rổ để cho ráo nước.
  • Bước 2: Đun sôi khoảng 2,5 lít nước lọc. Sau đó, cho lá tía tô vào đun thêm khoảng tầm 5 phút thì tắt bếp.
  • Bước 3: Sau khi đã đổ nước ra cho nước tía tô nguội, lọc lấy nước và cho vào lọ thủy tinh. Sau đó bạn có thể cho thêm 2 lát chanh tươi vào cho thơm mùi. Cẩn thận đậy kín nắp và uống nước trong ngày. Nếu thời tiết vào mùa nắng nóng, bạn có thể cho nước lá tía tô vào tủ lạnh để uống cho thơm mát hơn.
  • Lưu ý: Không được đun lá tía tô quá 15 phút nhé. Bởi vì có thể làm bay hết tinh dầu trong lá và nước lá tía tô lúc này sẽ không còn tác dụng.

3. Lưu ý khi uống nước lá tía tô

Tuy rằng ta đã biết nước lá tía tô có tác dụng rất tốt đối với sức khỏe và sắc đẹp. Thế nhưng, bạn không nên lạm dụng và uống quá nhiều loại nước này. Vậy cần phải làm thế nào để có thể sử dụng nước hiệu quả và an toàn? Dưới đây là một số lưu ý hữu ích dành cho bạn:

  • Nếu bạn uống quá nhiều nước lá tía tô sẽ mang đến những tác dụng phụ không mong muốn cho cơ thể. Do đó, bạn nên chú ý uống điều độ. Mỗi ngày, bạn chỉ nên dùng khoảng tầm 3 đến 4 ly nước lá tía tô và chia nước uống thành nhiều phần nhỏ.
  • Nếu bạn muốn giảm cân thì bạn có thể uống nước lá tía tô trước khi ăn khoảng 30 phút. Bởi vì nó sẽ giúp ngăn chặn quá trình hấp thụ chất béo mạnh mẽ và giảm lượng thức ăn vào cơ thể.
  • Nếu không có ý định giảm cân, bạn hãy uống một cốc nước lá tía tô sau bữa ăn khoảng 20 phút.
  • Nên chú ý bảo quản nước lá tía tô trong tủ lạnh khi bạn không dùng đến. Thời gian lưu trữ nước vừa nấu tối đa là 24 giờ. Nếu như để lâu hơn, tốt nhất là bạn nên vớt ra và đun nước mới. Bởi vì khi càng để lâu thì các chất dinh dưỡng trong nước lá tía tô sẽ mất hết tác dụng. Tồi tệ hơn là thậm chí có thể ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa.
  • Chú ý không nên dùng nước lá tía tô trong trường hợp người bị cảm, ra mồ hôi trộm.
  • Trẻ em hoặc phụ nữ có thai nếu muốn uống nước lá tía tô nên hỏi ý kiến ​​bác sĩ trước khi sử dụng.
Uống nước tía tô có tác dụng gì?

Lưu ý khi sử dụng tía tô

Vậy là bạn đã biết uống nước tía tô có tác dụng gì. Hy vọng sau khi đọc hết bài viết này, bạn sẽ biết cách chăm sóc sức khỏe của mình thật tốt nhờ vào nước nước lá tía tô nhé. Chúc các bạn thành công!